Công nghệ RPA đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất làm việc.
Nền tảng tự động hóa quy trình nghiệp vụ doanh nghiệp akaBot của FPT là một trong những giải pháp RPA uy tín do một doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Nền tảng này có thể quản lý tập trung hàng trăm tác vụ cùng lúc, tăng 80% năng suất, tiết kiệm 60% chi phí vận hành, giảm thiểu tối đa các sai sót, đảm bảo quy trình vận hành liên tục.

Ứng dụng RPA trong các lĩnh vực
Ngân hàng và Tài chính
Trong lĩnh vực ngân hàng, RPA được sử dụng để tự động hóa các quy trình như xử lý giao dịch, quản lý tài khoản, và tuân thủ quy định pháp luật. Điều này giúp giảm thiểu sai sót và tăng tốc độ xử lý công việc. Ngoài ra, RPA còn hỗ trợ trong việc đối chiếu tài khoản, lập báo cáo tài chính và quản lý hóa đơn thanh toán.
Sản xuất
Trong sản xuất, RPA được áp dụng để tự động hóa các quy trình từ đơn giản đến phức tạp như nhặt hàng hóa trên dây chuyền sản xuất, phân loại sản phẩm lỗi, phun sơn, hàn chi tiết, và nhập dữ liệu tự động vào hệ thống. Việc này giúp tăng tốc độ sản xuất, giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của nhà máy.
Quản lý nhân sự
RPA có thể áp dụng cho hầu hết các quy trình quản lý nguồn nhân lực như giới thiệu nhân viên mới, tạo bảng lương, tính toán lương thưởng và xử lý thanh toán, tạo và chia sẻ phiếu lương cùng các tài liệu khác. Việc tự động hóa này giúp đẩy nhanh quy trình làm việc và giảm thiểu sai sót do con người gây ra.
Chăm sóc sức khỏe
RPA được áp dụng trong lĩnh vực y tế để tự động hóa các quy trình như quản lý hồ sơ bệnh nhân, lập lịch hẹn, và xử lý yêu cầu bảo hiểm. Việc này giúp giảm tải công việc cho nhân viên y tế và cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc bệnh nhân.
Logistics
Trong ngành logistics, RPA được sử dụng để tự động hóa các quy trình như xử lý đơn đặt hàng, kiểm kê, lên lịch và theo dõi giao hàng. Điều này giúp giảm thời gian xử lý, tăng độ chính xác và hiệu quả trong quản lý chuỗi cung ứng.
Nhà máy số
Nhà máy số được cho là mô hình không cần có sự tham gia của con người trong quá trình vận hành. Nền tảng công nghệ hỗ trợ xử lý dữ liệu, phân tích thông minh và mức độ tự động hóa cao hơn, tăng cường trí thông minh của con người bằng trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML), nhận dạng mẫu và phân tích thông minh để đưa ra quyết định bảo trì tốt hơn, kịp thời hơn cũng như tinh chỉnh hiệu suất hoạt động và tài sản. Họ có thể tận dụng các mô hình kỹ thuật số hoặc các bản sao kỹ thuật số để mô phỏng các thay đổi về quy trình hoặc thiết bị, các nhiệm vụ bảo trì phức tạp hoặc cải tiến kỹ thuật trước khi áp dụng chúng vào môi trường hoạt động.