Dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam có thể đạt 2,8% năm nay - Ảnh chụp màn hình
Chiều 30-7, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam công bố Báo cáo điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam tháng 7: Trạng thái bình thường mới của Việt Nam sẽ ra sao?
Vẫn kiên trì với nhận định "Việt Nam là ngôi sao sáng trong bầu trời tăm tối" trong bối cảnh dịch, bà Stefanie Stalleister, quyền giám đốc WB tại Việt Nam, cho rằng Việt Nam vẫn là nước có tăng trưởng tốt khi nghiên cứu WB dự báo với tăng trưởng năm nay đạt 2,8%, và sẽ có mức tăng trưởng nhanh thứ 5 thế giới nhờ kiểm soát dịch COVID-19 sớm và hiệu quả.
Tuy nhiên, sự bùng phát ở Đà Nẵng cho thấy sự mong manh và rủi ro có thể xảy ra trước dịch COVID-19 theo bà Stefanie, vì đã có 30 triệu người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch, 8 triệu người mất việc làm. Việc giãn cách xã hội đã tác động đến nhiều ngành nghề chủ đạo như du lịch, vận tải, hàng không, chế biến chế tạo.
"Việt Nam không nên tư duy theo hướng trở lại trạng thái bình thường như cũ mà nên xác định xem trạng thái bình thường mới ra sao khi đại dịch làm thay đổi cách thức mọi người làm việc, sinh sống và giao tiếp với nhau. Việt Nam sẽ phải vận động trong thế giới bất định, nên các nhà hoạch định chính sách phải tìm hướng thay thế cho những động lực tăng trưởng truyền thống" - bà Stefanie nói.
Theo ông Jacques Morisset, kinh tế trưởng WB tại Việt Nam, rủi ro lớn nhất cho Việt Nam là bẫy kinh tế cân bằng tổng thể khi trước đây Việt Nam duy trì mức tăng 7-8% nhưng giờ ở mức thấp hơn.
Cũng bởi tăng trưởng Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào kinh tế đối ngoại và tiêu dùng trong nước. Dưới tác động của dịch COVID-19, nhu cầu thế giới được dự báo sẽ gặp khó nên sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng xuất khẩu khi nhiều ngành xuất khẩu chủ lực đã giảm. Đối với trong nước, người tiêu dùng sẽ có tâm lý giảm đầu tư và tiêu dùng và tiết kiệm nhiều hơn.
Để thoát khỏi bẫy này, ông Jacques cho rằng cần nâng cao hiệu quả vai trò mới của Nhà nước, chuyển dịch sang các lĩnh vực trực tuyến cũng như nhìn nhận lại xem làm sao để Việt Nam nâng tầm lên và thận trọng hơn trước bất định.
Theo đó, khu vực nhà nước sẽ phải là động lực trong tăng trưởng trong những năm tới. Điều này theo Kinh tế trưởng WB là hoàn toàn có dư địa khi Việt Nam quản lý tài khóa, giảm nợ công và tích lũy nhiều ngân quỹ.
Ông Jacques cho rằng Việt Nam là số ít các quốc gia thế giới không phải tăng nợ vay kể từ khi dịch bệnh bắt đầu vì ta có dự trữ ngân quỹ tốt, vì vậy Chính phủ có thể chi nhiều hơn, giúp tăng cầu và tăng cả cung cho nền kinh tế. Vấn đề làm tìm ra dự án cho phù hợp, cần hành động nhanh chóng.
"Thủ tướng nhận định tốt về tình hình khi đưa ra ý kiến nâng cao hiệu suất đầu tư công. Chính phủ không chỉ chi nhiều hơn, tốt hơn cho mình mà còn tăng cường hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng nhiều nhất. Việt Nam cần hỗ trợ có mục tiêu cho ngành nhất định, ưu tiên tập trung là du lịch dịch vụ, vận tải, sản xuất chế tạo chế biến" - ông Morisset nói cần chuyển đổi kỹ năng cho người lao động, sẵn sàng ngay khi đại dịch kết thúc.
Vị chuyên gia này cũng lưu ý việc thu hút đầu tư cần mang lại hiệu quả và đóng góp tốt hơn cho nền kinh tế. Bởi thực tế là có nhiều FDI không thể tìm được nhà cung ứng nguyên phụ liệu nội địa, nên ông khuyến nghị cần chủ động hơn trong đào tạo và nâng cấp doanh nghiệp trong nước chứ không chỉ là thu hút nhiều hơn.
Ông Jacques Morisset cũng khuyến nghị Việt Nam cần thận trọng theo dõi tình trạng bất bình đẳng mới. Bởi COVID-19 ảnh hưởng tới rất nhiều người, nhưng tác động khác biệt giữ người thành thị, nông thôn, giữ các ngành nghề... nên sẽ tạo ra bất bình đẳng.
Nội dung đang cập nhật...
Giấy phép số: 218/GP-TTĐT do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cấp
Địa chỉ: Tầng 3, nhà D, Khách sạn La Thành, số 226 Vạn Phúc, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0877459777 - Email: nhat.cao@bcsi.edu.vn
Website: www.bcsi.edu.vn
Copyright © 2016 by BCSI