Theo TS Phạm Hoài Chung, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ - SBIC, ngành công nghiệp tàu thủy thế giới đang dịch chuyển. Theo đó, sự thống trị của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản (đặc biệt với các dòng tàu thương mại).
Ngoài ra, cũng có nhiều yếu tố đang tác động đến ngành đóng tàu Việt Nam như, chiến lược giảm phát thải khí carbon của tổ chức hàng hải quốc tế, Việt Nam phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0; các xung đột tại Nga - Ukraina, Trung Đông… ảnh hưởng tới ngành công nghiệp tàu thủy.
Hiện nhu cầu vận tải biển tăng lên do thay đổi tuyến vận tải, yêu cầu tàu lớn hơn có thể đáp ứng được môi trường khắc nghiệt hơn.
Tính đến 30/6/2024, Việt Nam có 88 doanh nghiệp đóng tàu biển, 411 cơ sở đóng phương tiện thủy nội địa (trong đó có khoảng 120 doanh nghiệp đóng, sửa chữa tàu có trọng tải trên 1.000 tấn).
Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam sở hữu một hệ thống đóng tàu trải dài từ Bắc vào Nam, với năng lực sản xuất đa dạng.
Tuy nhiên theo ông Chung, vẫn còn nhiều hạn chế so với các quốc gia có nền công nghiệp đóng tàu phát triển mạnh, đặc biệt về công nghệ, năng lực sản xuất, sức cạnh tranh.
Sản phẩm đóng tàu ngày càng đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Các doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam đã thành công trong việc đóng mới các loại tàu có công suất lớn, tàu chuyên dụng, tàu cao tốc, tàu công nghệ cao… Một số doanh nghiệp đã khẳng định vị thế của ngành đóng tàu Việt Nam trên thị trường thế giới.
Ngoài thị trường đóng tàu trong nước, các doanh nghiệp đã tham gia, hội nhập cùng thị trường quốc tế. Song thị phần xuất khẩu của ngành đóng tàu Việt Nam còn hạn chế.
Năm 2022, Việt Nam xếp thứ 6 về năng lực đóng tàu trên thế giới, sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines.
Năm 2023 Việt Nam đứng thứ 7, vượt qua cả những nhà đóng tàu “sừng sỏ” và có tiếng là Phần Lan (0,36%, vị trí thứ 8).
Với sự phát triển của thương mại toàn cầu, nhu cầu vận tải biển của Việt Nam cũng được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ khoảng 10%/năm trong giai đoạn 2023 - 2030. Dự báo tổng nhu cầu đóng mới bổ sung, thay thế đội tàu vận tải biển Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2030 khoảng 4 - 5 triệu DWT.
Tính đến năm 2023, đội tàu hàng hải thế giới tham gia vận tải hàng hoá vào khoảng 105.500 tàu có dung tích từ 100 GT trở lên, tuổi tàu trung bình là trên 20 tuổi. Tăng trưởng trọng tải của đội tàu toàn cầu trung bình đạt 4,9%/năm giai đoạn 2011 - 2021.
Trong những năm gần đây, quy mô thị trường đóng tàu thế giới đã tăng trưởng mạnh mẽ theo xu thế hiện đại hơn, trọng tải lớn hơn và nhu cầu ngày càng tăng đối với tàu chuyển đổi công nghệ xanh và sử dụng nhiên liệu sạch.
Các doanh nghiệp đóng tàu cần giảm thiểu chi phí vận hành đầu tư vào công nghệ tiên tiến để cải thiện hiệu suất và giảm lượng khí thải.
Việt Nam không chỉ là điểm đến hấp dẫn của nhiều quốc gia, mà tiềm năng cho thị trường đóng tàu là rất lớn.
Để tận dụng tốt xu thế chuyển dịch của ngành đóng tàu thế giới từ châu Âu và Bắc Mỹ về châu Á. Theo ông Chung, Việt Nam cần phát huy những lợi thế sẵn có như có ngành đóng tàu phát triển nhanh chóng, tập trung vào tàu thương mại cỡ trung
Trong bối cảnh chi phí nhiên liệu toàn cầu tăng khoảng 20% trong năm qua, nhu cầu vận chuyển hàng hóa đường biển dự kiến tăng 3% mỗi năm đến 2030, các chủ tàu quốc tế đang chú trọng tối ưu hóa hiệu quả và giảm thiểu chi phí vận hành bằng cách đầu tư vào công nghệ tiên tiến để cải thiện hiệu suất và giảm lượng khí thải. Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành.
Hơn 100 đơn vị hàng đầu trong ngành hàng hải và đóng tàu thế giới vừa qua đã có mặt tại Triển lãm máy móc, thiết bị ngành hàng hải và đóng tàu Việt Nam (VIMOX) 2024. Các máy móc và thiết bị chuyên dụng, từ các giải pháp tự động hóa quy trình sản xuất đến các hệ thống giúp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường đã có cơ hội được phô diễn.
Đặc biệt, Triển lãm Điện gió ngoài khơi cũng góp mặt trong không gian này, nhằm thúc đẩy công nghệ xanh và mở ra những triển vọng giữa hai lĩnh vực trọng điểm này. Trong đó các tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực của Trung Quốc cũng góp mặt.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam khoảng 600 GW, triển vọng nguồn năng lượng này có thể cung cấp 12% tổng sản lượng điện quốc gia vào 2035. Như nhóm phân tích của WB, Việt Nam thu hút sự quan tâm của quốc tế với các kế hoạch năng lượng tái tạo, nhưng chính sách chậm trễ khiến một số nhà đầu tư tiềm năng xem xét lại kế hoạch.
Trung Quốc hiện đã phát triển một chuỗi công nghệ và công nghiệp điện gió ngoài khơi tương đối hoàn chỉnh, bao gồm các khâu từ thiết kế, sản xuất, xây dựng, vận hành đến bảo trì.
Công suất điện gió ngoài khơi của Trung Quốc được lắp đặt đã tăng mạnh từ dưới 5 triệu kW năm 2018 lên 37,7 triệu kW vào năm 2023, chiếm 50% tổng công suất toàn cầu. Đặc biệt, tỷ lệ nội địa hóa tua-bin gió ngoài khơi tại Trung Quốc đã vượt 90%, phản ánh khả năng tự chủ cao trong sản xuất.
Tương lai, ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi của Trung Quốc đổi mới mô hình tích hợp công nghiệp, tăng cường nghiên cứu các công nghệ cốt lõi và đẩy mạnh phát triển phối hợp để hình thành các cụm công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế. Đây cũng là động thái khiến các doanh nghiệp trong ngành đóng tàu của Việt Nam nghiên cứu và triển khai.