TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh: Xây dựng lòng tin để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu

TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh: Xây dựng lòng tin để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Bởi: Vũ Nga

Là người nghiên cứu sâu về chính sách, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, bên cạnh khó khăn thì vẫn có các triển vọng tích cực cho nền kinh tế.

Nguồn:Báo đồng nai

Theo TS Võ Trí Thành, phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là một trong những động lực thúc đẩy nền kinh tế tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Linh hoạt trong điều hành để phục hồi kinh tế

* Ông đánh giá thế nào về triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023?

- Năm 2022, Việt Nam trải qua nhiều khó khăn nhưng đã có sự tăng trưởng tốt. Kinh tế nước ta phục hồi mạnh mẽ, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo. Sự phát triển của các ngành kinh tế, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo đóng góp lớn vào giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế và đóng góp hơn 86% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Từ cuối 2022 đến nay, nền kinh tế đã gặp nhiều thử thách lớn khi xuất khẩu suy giảm, sức tiêu thụ thị trường trong nước yếu. 2 động lực tăng trưởng chính trong năm ngoái là xuất khẩu và nhu cầu nội địa đều sẽ giảm trong năm nay. Các nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu có thể tăng trưởng rất ít trong năm 2023. Đây lại là các đối tác thương mại lớn của Việt Nam nên sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất, xuất khẩu. Từ cuối năm 2022 đến nay, xuất khẩu của Việt Nam đã có dấu hiệu chậm lại. Một đối tác thương mại lớn khác là Trung Quốc được kỳ vọng sẽ phục hồi dần, nên đây là yếu tố giúp phần nào cân bằng lại xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, từ trong điều hành của Chính phủ lẫn doanh nghiệp (DN) phải có sự linh hoạt để phù hợp tình hình.

Theo TS Võ Trí Thành, phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là một trong những động lực thúc đẩy nền kinh tế tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Linh hoạt trong điều hành để phục hồi kinh tế

* Ông đánh giá thế nào về triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023?

- Năm 2022, Việt Nam trải qua nhiều khó khăn nhưng đã có sự tăng trưởng tốt. Kinh tế nước ta phục hồi mạnh mẽ, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo. Sự phát triển của các ngành kinh tế, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo đóng góp lớn vào giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế và đóng góp hơn 86% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Từ cuối 2022 đến nay, nền kinh tế đã gặp nhiều thử thách lớn khi xuất khẩu suy giảm, sức tiêu thụ thị trường trong nước yếu. 2 động lực tăng trưởng chính trong năm ngoái là xuất khẩu và nhu cầu nội địa đều sẽ giảm trong năm nay. Các nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu có thể tăng trưởng rất ít trong năm 2023. Đây lại là các đối tác thương mại lớn của Việt Nam nên sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất, xuất khẩu. Từ cuối năm 2022 đến nay, xuất khẩu của Việt Nam đã có dấu hiệu chậm lại. Một đối tác thương mại lớn khác là Trung Quốc được kỳ vọng sẽ phục hồi dần, nên đây là yếu tố giúp phần nào cân bằng lại xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, từ trong điều hành của Chính phủ lẫn doanh nghiệp (DN) phải có sự linh hoạt để phù hợp tình hình.

* Với chính sách tài khóa, tiền tệ, kỳ vọng của nền kinh tế đối với sự điều hành ở cấp vĩ mô ra sao, thưa ông?

- Trong bối cảnh các dự báo kinh tế chỉ ra nhiều thách thức trong năm 2023, chúng ta kỳ vọng ở chính sách vĩ mô được thực hiện thì áp lực đối với tiền tệ, lãi suất, tỷ giá, lạm phát… sẽ giảm. Làm sao để tìm điểm cân bằng, điều hành chính sách hợp lý theo từng giai đoạn, từng thời điểm, vừa giữ ổn định kinh tế vĩ mô, vừa đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng mà vẫn không gây bất lợi cho quá trình phục hồi và tăng trưởng.

  Chính phủ và các địa phương đang nỗ lực thực hiện các giải pháp để phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 và những năm sắp tới. Theo ông, trong bối cảnh hiện nay, phải chăng việc hỗ trợ cần có sự lựa chọn?

- Hỗ trợ cho các DN thì ngoài chính sách hỗ trợ chung, cũng cần xem xét những gói hỗ trợ theo ngành, lĩnh vực. Phải tính toán xem các ngành ấy có mức độ thiệt hại giai đoạn vừa qua như thế nào, mức độ đóng góp của ngành, lĩnh vực ấy, sức lan tỏa của ngành, lĩnh vực ấy khi phục hồi?... Bên cạnh đó, các vấn đề khác về an sinh xã hội, y tế, việc làm, đào tạo nhân lực... cũng rất quan trọng. Làm tốt những chính sách này sẽ vừa góp phần giảm gánh nặng cho DN, xã hội và ngược lại giúp cho toàn nền kinh tế được vận hành ổn định hơn.

Phải xây dựng được lòng tin

* Việt Nam ngày càng tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng để phát huy lợi thế của mình, chúng ta cần phải chú ý điểm gì, thưa ông?

- Việt Nam có nhiều lợi thế khi ở vị trí trung tâm ở châu Á - Thái Bình Dương, là vùng năng động nhất để phát triển, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do. Trong những năm qua Việt Nam cũng đã nỗ lực để phát triển các ngành sản xuất, từng bước chen chân vào cung ứng sản phẩm cho đối tác toàn cầu. Tuy vậy, để trả lời câu hỏi Việt Nam có công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công không thì không có đáp án cụ thể.

Chúng ta phải xác định được tiềm năng của mình, những ngành nghề có lợi thế, từ đó có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy xây dựng các DN đầu đàn. Đó là những công ty tiên phong, thu hút tạo dựng được liên kết với các DN khác và các thể chế liên quan.

Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của doanh nghiệp Đồng Nai tìm cách hợp tác với đối tác Nhật Bản

* Chuỗi cung ứng ngày càng ngắn lại đặt ra thách thức nào?

- Khoảng 10 năm trở lại đây thì tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, công nghệ số được ứng dụng nhiều, tối ưu hóa được dịch vụ, người ta gọi đó là chuỗi cung ứng ngắn lại. Từ logistics đến cung ứng, sản xuất và bán hàng cũng đều dùng công nghệ làm đòn bẩy. Vấn đề này lại càng được đẩy mạnh khi có chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; dịch Covid-19 rồi chiến sự Ukraine - Nga... Điều đó đặt ra vấn đề hợp tác với nhau không chỉ về hiệu quả kinh tế nhờ lợi thế địa lý, tự do hóa thương mại, đầu tư mà còn là chỉ số về niềm tin.

Đối tác với nhau còn là niềm tin, công nghệ lõi, là sản phẩm chiến lược. Nhìn các đối tác kinh tế với Việt Nam, những thị trường lớn đều là đối tác chiến lược, toàn diện, đây là điều rất quan trọng. Có thể thấy Việt Nam cũng không phải ngẫu nhiên mà được đánh giá cao về tiềm năng trong chuỗi cung ứng.

* Đối với các DN, ông có nhắn nhủ gì?

- Theo tôi, DN phải học hỏi, đổi mới rất nhiều. Ví dụ như cũng nói marketing, xúc tiến thương mại, vẫn là mục tiêu bán hàng nhưng cách thức phải khác đi. Đặc biệt, muốn phát triển chúng ta phải biết “chơi” với người lớn, hợp tác với người giỏi. Điều đó đòi hỏi DN Việt phải nỗ lực rất nhiều.

Trong hội nhập DN phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế để bán hàng ra thế giới, chỉ khi đó mới chứng minh được khả năng cạnh tranh của mình. Và sự lớn lên của DN cũng không thể chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Chính phủ bởi hội nhập là phải cạnh tranh. Do đó, DN phải coi sự ưu đãi từ chính sách là phần nổi, sâu xa hơn vẫn là sự chủ động và tự lực của DN. Nếu DN chỉ “thắng” nhờ ưu đãi thì không thể coi là phát triển bền vững, do đó phải luôn linh hoạt, chấp nhận rủi ro, để tìm cách lớn mạnh và vươn xa.

* Xin cảm ơn ông!

Báo đồng nai
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang