Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Muốn đột phá nhưng không muốn thay đổi (?!)

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Muốn đột phá nhưng không muốn thay đổi (?!)

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Nguyễn Văn Phúc - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội – tại tọa đàm trực tuyến “DN được hưởng gì từ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)?” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 6/6.


 

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Muốn đột phá nhưng không muốn thay đổi (?!)

Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Đặng Huy Đông khẳng định dự thảo Luật đã có tính toán tính khả thi về các biện pháp hỗ trợ DN chứ không đưa ra chương trình rộng và dàn trải nguồn lực và nếu được thông qua lần này, đây sẽ là”món quà quý” dành cho cộng đồng DN nói chung và DNNVV nói riêng, góp thêm động lực để chúng ta sớm đạt được mục tiêu có 1 triệu DN hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 như mục tiêu của Chính phủ.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Văn Phúc khẳng định đây là một đạo luật rất cần thiết cho phát triển kinh tế, trực tiếp cho phát triển DN, trong đó có cộng đồng DNNVV. Tuy nhiên, theo ông Phúc, khi bàn đến tính đột phá của Luật này để hỗ trợ cộng đồng DNNVV thì các bên đều nhất trí, nhưng khi động đến các luật có liên quan như các luật về thuế, kế toán, tài chính... thì các cơ quan hầu như không muốn luật này làm thay đổi quy định hiện hành của các luật liên quan.

“Khó là anh muốn đột phá, muốn khác biệt, nhưng không muốn thay đổi. Chúng ta chưa thật sự có tiếng nói thống nhất đột phá hỗ trợ cộng đồng DNNVV”, ông Phúc nhận định. Ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV – cũng bày tỏ đồng tình với băn khoăn về khả năng hiện thực hóa các quy định trong luật khi nhiều nội dung hỗ trợ nếu chiếu theo luật chuyên ngành như Luật Tín dụng, Luật Đất đai thì khó xử lý được.

Về mục tiêu đến năm 2020 có 1 triệu DN hoạt động hiệu quả, ông Phúc cho rằng nếu chỉ đơn thuần chạy theo số lượng thì mục tiêu nói trên là khả thi nhưng điều quan trọng là tỉ lệ DN hoạt động ổn định sau thành lập. “Trong 5 tháng đầu năm đã có 50.500 DN được thành lập mới và ước tính đến cuối năm sẽ có hơn 100.000 DN được thành lập mới. Nhưng tính riêng 4 tháng đầu năm 2017, số DN “giã từ” thị trường là 27.400, tăng 9% so với cùng kỳ 2016”, ông Phúc thông tin.

Song, các đại biểu dự tọa đàm đều cho rằng việc DN giải thể hay thành lập mới là chuyện hết sức bình thường, chỉ cần hiệu số của các DN thành lập mới với các DN giải thể càng ngày càng lớn thì chứng tỏ thị trường của chúng ta vẫn có sức hút. 

Theo Pháp luật

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang