Hỗ trợ xuất khẩu bền vững: Cần giải pháp toàn diện

Hỗ trợ xuất khẩu bền vững: Cần giải pháp toàn diện

Phát biểu tại Hội nghị giải pháp tổng thể thúc đẩy (XK) năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, một nước không cân bằng xuất nhập khẩu hoặc nhập siêu cao là cội nguồn của lạm phát cao.


Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, 2017 là một năm đặc biệt thành công của xuất khẩu (XK). Lần đầu tiên kim ngạch XK của Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD. Tính chung cả năm, XK đạt 214 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2016, vượt xa chỉ tiêu Quốc hội và Chính phủ giao cho ngành Công Thương. Trong đó, XK của khối DN có vốn đầu tư nước ngoài đạt 155,1 tỷ USD (bao gồm cả XK dầu thô), tăng 22,8% so với năm 2016, chiếm 72,5% tổng kim ngạch XK. XK của khối DN trong nước đạt 59 tỷ USD, tăng 17,1%.

Thủ tÆ°á»ng Chính phủ Nguyá»n Xuân Phúc cho rằng, thúc ÄẩyXKlà giải pháp quan trá»ng, lâu dài. Do vậy phải có giải pháp tá»ng thá» trên cÆ¡ sá» thá» trÆ°á»ng, có nghiên cứu chiến lược, tâm lý sản xuất cả vá» mẫu mã, chất lượng sản phẩm.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, thúc đẩyXK là giải pháp quan trọng, lâu dài. Do vậy phải có giải pháp tổng thể trên cơ sở thị trường, có nghiên cứu chiến lược, tâm lý sản xuất cả về mẫu mã, chất lượng sản phẩm.

Khi XK dựa vào nhóm hàng điện tử

“Tăng trưởng XK năm 2017 đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, cải thiện cán cân thanh toán, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.

Tuy nhiên, hàng loạt sự kìm hãm hoạt động XK đã được các Hiệp hội ngành hàng nêu ra mong được tháo gỡ.

Ông Trương Văn Cẩm - Phó CT kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may cho biết, trong nội bộ ngành đang phát triển mất cân đối, khâu yếu nhất là thượng nguồn (kéo sợi, dệt vải, nhuộm hoàn tất), sợi sản xuất 1,4 triệu tấn/năm thì có đến 90% là XK, song lại nhập khẩu 876 nghìn tấn trong năm 2017, nguồn vải cho may XK chủ yếu là nhập khẩu tạo ra tình trạng nghẽn tại khâu dệt nhuộm.

Tỷ lệ tăng thêm của may XK mới đạt khoảng 50%. Trong khi đó, từ bên ngoài, các FTAs phần lớn đều áp dụng quy tắc xuất xứ. Một số nước gần đây tập trung hỗ trợ cho dệt may như Bangladesh giảm thuế TNDN từ 35% xuống còn 20%, thuế nhập khẩu sợi từ 10% còn 5%... EU vẫn đang áp dụng mực thuế suất 0% cho hàng dệt may nhập từ các nước như Campuchia, Myanmar, Mỹ cũng áp dụng thuế suất ưu đãi 0% cho Campuchia, trong khi dệt may Việt Nam vẫn phải chịu mức thuế bình quân 17,5% vào thị trường Mỹ và 9,6% vào thị trường EU…     

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, XK chuyển từ dựa mạnh vào dầu thô sang dựa mạnh vào nhóm hàng điện tử, chiếm tới 33% tổng kim ngạch XK. Nếu không tính 2 mặt hàng là điện thoại và máy vi tính, linh kiện điện tử, tăng trưởng XK cả nước năm 2017 chỉ đạt 15,8%. Điểm đáng lưu ý là XK vẫn dựa nhiều vào khối DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), do sản xuất và XK của khối này lại phụ thuộc rất mạnh vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu nên mỗi khi có biến động xảy ra đối với chuỗi cung ứng (vì chiến tranh thương mại, vì dịch chuyển chuỗi cung ứng dưới tác động của các FTA trên thế giới...), XK của nước ta sẽ chịu tác động mạnh hơn.

Bên cạnh đó, mức độ đa dạng hóa thị trường của một số mặt hàng thuộc nhóm nông sản, thuỷ sản chưa cao, còn phụ thuộc nhiều vào khu vực châu Á (chiếm tới 52,7%),có một số mặt hàng còn phụ thuộc vào một thị trường duy nhất (sắn, cao su, thanh long…). Sản xuất một số mặt hàng nông, thủy sản còn manh mún, tự phát, dẫn đến có lúc không kiểm soát được nguồn cung dành cho XK. Sản xuất manh mún khiến chất lượng nông, thủy sản không đồng đều, rất khó kiểm soát vấn đề an toàn và khó áp dụng các chuẩn mực của thế giới về truy xuất nguồn gốc. Vấn đề an toàn thực phẩm tuy được cải thiện so với trước đây nhưng chưa thật sự bền vững. Đây đó vẫn xuất hiện tình trạng sản phẩm XK bị trả về do không đạt chỉ tiêu an toàn thực phẩm (thủy sản, hạt tiêu, gạo), ảnh hưởng tới hình ảnh, thương hiệu của hàng Việt Nam.

Với nông sản, chúng ta đã làm tốt công tác đàm phán để cắt giảm thuế nhập khẩu trên thị trường ngoài thông qua các Hiệp định FTA song phương và đa phương. Tuy nhiên, việc đàm phán để được công nhận về quản lý chất lượng và quản lý an toàn thực phẩm còn hạn chế. Do vậy, nhiều mặt hàng dù đã được nước ngoài giảm thuế về 0% nhưng nông sản của ta vẫn chưa thâm nhập được (như sữa, thịt lợn, rau quả)”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Giải pháp nào?

Với quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành, thủ tục hành chính về cơ bản đã thông thoáng, minh bạch, thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, tuy nhiên các ý kiến cho rằng vẫn còn một số quy định chưa hợp lý,DN mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước xem xét, có sự điều chỉnh để tạo điều kiện cho XK như chính sách thuế giá trị gia tăng, chính sách thuế nhập khẩu đối với một số nguyên phụ liệu, quy định về kiểm tra chuyên ngành đối với một số nguyên liệu đầu vào cho sản xuất… Ngoài ra, nhiều DNcũng cho rằng chi phí của nền kinh tế còn cao, chi phí lãi suất, chi phí vận tải, mức thu các loại phí cảng còn cao ở nhiều nơi... làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa XK.

Đứng trước các cơ hội và thách thức của năm 2018, tháng 3 vừa qua, Bộ Công Thương cho biết đã nắm bắt tình hình sản xuất - XK, khó khăn, vướng mắc cũng như những kiến nghị, đề xuất của các DN, Bộ Công Thương đã đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy XK trong năm 2018. Các giải pháp này được chia thành 3 nhóm lớn, chủ yếu hướng vào khối DN Việt Nam, bao gồm: nhóm giải pháp tác động vào phía cung; nhóm giải pháp tác động vào phía cầu; và nhóm giải pháp có tác dụng hỗ trợ, tác động vào khâu tổ chức XK, kết nối giữa cung và cầu.

Riêng với các giải pháp hỗ trợ hoạt động XK, Bộ Công Thương cho rằng, đây là nhóm giải pháp cuối cùng hướng vào các hoạt động hỗ trợ cho các DN trong khâu tổ chức hoạt động XK, bao gồm cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động XK; tăng cường và đổi mới công tác thông tin thị trường; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động XK…

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cho biết, XK còn đứng trước nhiều khó khăn thách thức cả về quy mô, chất lượng, giá thành, cơ cấu hàng hóa, tạo dựng thị trường bền vững, kết nối chuỗi sản xuất, thể chế… Để khắc phục những bất cập, yêu cầu các bộ ngành, địa phương, DN xác định các mặt hàng có thị trường XK nhưng gặp khó khăn để tháo gỡ nhất là các mặt hàng nông lâm thủy sản, dệt may, da giày… là mặt hàng có lợi thế so sánh lớn của Việt Nam. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp cần tiếp tục tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp gắn với nhu của thị trường, bảo đảm yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm; kiểm soát quá trình sản xuất, đáp ứng quá trình XK; gắn sản xuất, thu hoạch với chế biến sâu và chú trọng xây dựng thương hiệu.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh phát triển CNHT cho sản phẩm XK như da giày, may mặc, ô tô, nông nghiệp; giảm chi phí logistics cho XK. Đặc biệt, phía Bộ công thương bên cạnh các chính sách hỗ trợ sản xuất và XK cần nâng cao chất lượng thông tin dự báo thị trường để có căn cứ điều chỉnh sản xuất cho phù hợp… Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ ngành cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, triển khai cơ chế một cửa quốc gia, ASEAN, khơi thông nguồn vốn cho đầu tư sản xuất, XK.

Chỉ đạo Hội nghị Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, thúc đẩyXK là giải pháp quan trọng, lâu dài. Do vậy phải có giải pháp tổng thể trên cơ sở thị trường, có nghiên cứu chiến lược, tâm lý sản xuất cả về mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, Bộ Công Thương cần có các giải pháp cụ thể riêng biệt với các thị trường cụ thể,mở rộng các thị trường khác còn tiềm năng ngoài các thị trường mà chúng ta đã có FTA. Bên cạnh đó, Bộ cũng cần thay đổi căn bản công tác XTTM, mở rộng thị trường cho hàng hóa Việt nam.

“Các đại sứ quán, tham tán thương mại cũng phải tìm cách quảng bá, kết nối cùng cầu cho sản phẩm của Việt Nam. Các địa phương cũng phải chú trọng xây dựng các trung tâm logistics, tạo điều kiện về đất đai, xây dựng vùng nguyên liệu… và tạo thuận lợi nhất cho XK”, Thủ tướng yêu cầu.

Theo enternews

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang