Đối tượng và mức đóng bảo hiểm y tế thay đổi trong quy định mới

Đối tượng và mức đóng bảo hiểm y tế thay đổi trong quy định mới

Nghị định 146/2018/NĐ-CP có một số điểm mới cần lưu ý, như bổ sung một số đối tượng tham gia BHYT; quy định tham gia theo hộ gia đình; bỏ quy định giao Quỹ Khám chữa bệnh cho cơ sở khám, chữa bệnh (kể cả trạm y tế xã) thay vào đó là giao tổng mức thanh toán; sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể về thanh toán chi phí khám, chữa bệnh…


Ngày 25-10, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội nghị phổ biến Nghị định 146/2018/ NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).

zbN7a_wF_sAvbzFvptkppa9M32YNgvLMV_JGoMSep9rwEbJqL4Bk1S_WdL14-fZKLbvScIxGVwnWdZ-axuHq8lSSSaR8QhMPudOWDbuYlNrx0ukBoS_x7CQs2WtkbUOXoh4meB69

Chính phủ thay đổi mức đóng bảo hiểm y tế

Theo đó, nghị định này quy định thêm nhóm tham gia BHYT, do người sử dụng lao động đóng, gồm: Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong quân đội; thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong công an Nhân dân; thân nhân của người làm công tác khác trong ngành cơ yếu. Cụ thể: Cha mẹ đẻ, cha mẹ đẻ của vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học phổ thông. Bên cạnh đó, Nghị định 146/2018/NĐ-CP cũng quy định thêm nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình gồm: Chức sắc, chức việc, nhà tu hành; người sinh sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng đã được quy định tại Điều 1, 2, 3, 4 và 6 của Nghị định mà không được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí đóng BHYT.

Về mức đóng BHYT hàng tháng của các đối tượng được quy định như sau: Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý DN, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.

Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hàng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh.

Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng. Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác.

Mức đóng BHYT của đối tượng nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Việc giảm trừ mức đóng BHYT được thực hiện khi các thành viên tham gia BHYT theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính…

Nghị định 146/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1-12-2018. Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn lưu ý lãnh đạo các sở y tế, lãnh đạo các cơ sở khám, chữa bệnh cần nêu cao vai trò, trách nhiệm trong quản lý, sử dụng chặt chẽ và hiệu quả Quỹ BHYT, chống sự trục lợi, tiêu cực trong vấn đề này.

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang