Tác động 2 chiều của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến kinh tế Việt Nam

Tác động 2 chiều của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến kinh tế Việt Nam

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung chính thức bùng nổ ngày 6/7 khi 2 bên công bố áp thuế lên hàng hóa của nhau đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam vốn có quan hệ kinh tế với cả 2 nước.


Theo các chuyên gia, về lý thuyết thì các nước trong khu vực châu Á sẽ có cơ hội bù đắp vào chuỗi cung ứng hàng hóa cho Mỹ thay Trung Quốc, thế nhưng thực tế phức tạp hơn nhiều bởi đa số hàng hóa xuất đi của các nước này được Trung Quốc nhập khẩu rồi gia công bán sang Mỹ. Toàn bộ chuỗi cung ứng tại châu Á sẽ bị tổn thương.

Tác Äá»ng 2 chiá»u của chiến tranh thÆ°Æ¡ng mại Mỹ - Trung Äến kinh tế Viá»t Nam

Chi phí nhân công của Việt Nam rẻ hơn của Trung Quốc

Riêng Việt Nam có quan hệ thương mại sâu rộng với cả 2 nước thì vòng xoáy thương mại giữa 2 cường quốc được dự báo sẽ tác động tới xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam theo cả 2 chiều hướng tiêu cực và tích cực. Tác động tích cực sẽ có nhưng không nhiều. Theo đó, cả Trung Quốc hay Mỹ đều có thể lựa chọn chuyển hướng đầu tư, sau đó xuất khẩu hàng hóa từ các nước trung gian như Việt Nam sang nước kia để không phải chịu mức áp thuế cao.

Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh - nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường – giá cả (Bộ Tài chính), có khả năng đầu tư FDI của Trung Quốc và Mỹ vào Việt Nam sẽ gia tăng để thông qua đó giảm thiệt hại của cuộc chiến tranh thương mại và có thể tiếp tục trong thời gian tới. Mặt khác, nâng thuế cao sẽ tạo ra lỗ hổng trong thị trường của cả Mỹ và Trung Quốc. Đó có thể là cơ hội cho các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam.

Đánh giá tình hình này, TS. Trần Toàn Thắng – Trưởng ban Kinh tế thế giới, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cho rằng, trong điều kiện doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu giá rẻ để xuất khẩu thì đó là lợi thế giảm giá thành xuất khẩu để cạnh tranh. Cụ thể, xung đột thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc leo thang sẽ để ngỏ cho Việt Nam cơ hội gia tăng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Mỹ cấm cửa với hàng hóa máy móc, thiết bị điện tử, công nghệ cao của Trung Quốc nhưng nhu cầu tiêu thụ của người Mỹ vẫn còn. Vấn đề đặt ra là làm sao Việt Nam phải thay thế được một phần vào sự thiếu hụt đó. Muốn vậy, trước tiên hàng hóa Việt Nam phải bị chịu mức thuế thấp hơn hàng Trung Quốc, đồng thời hàng hóa phải thực sự có chất lượng.

ề tác động tiêu cực, theo chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh – thành viên sáng lập Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, khi hàng Trung Quốc xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị áp thuế, để giảm phụ thuộc vào Hoa Kỳ, duy trì năng suất, Trung Quốc có thể có những chính sách phá giá, đẩy hàng hóa sang các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam. Điều này tạo ra sức ép cho doanh nghiệp nội địa. 

Một số chuyên gia đồng tình rằng, khi cuộc chiến tranh thương mại kéo dài, hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu đi Mỹ gặp khó thì về lâu dài nhiều ngành hàng của Trung Quốc sẽ phải thu hẹp sản xuất, bán rẻ máy móc, công nghệ… Lúc đó, đối tượng để Trung Quốc trút bỏ đương nhiên có Việt Nam.

Về vấn đề này, TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam – có cách nhìn lạc quan hơn khi nói rằng đây là cơ hội cho không ít doanh nghiệp có thể mua được nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng với giá rẻ. Từ đó hàng hóa sẽ tăng sức cạnh tranh xuất khẩu sang thị trường Mỹ thay thế phần nào hàng hóa Trung Quốc.

Ngoài ra, quan hệ thương mại Mỹ – Trung Quốc bất ổn sẽ gây tác động mạnh tới tỷ giá giữa đồng CNY và đồng USD. Tiền Việt Nam phụ thuộc nhiều vào tỷ giá của 2 đồng tiền này nên cũng sẽ bị tác động. TS. Trần Toàn Thắng còn lưu ý, nếu xung đột thương mại gia tăng có thể sẽ kéo theo chính sách bảo hộ của các thị trường khác. Đó là vấn đề đáng lo ngại, bởi bảo hộ thường có tính lan tỏa.

Hiện không ai có thể đoán chắc cuộc chiến thương mại sẽ kéo dài bao lâu, cũng như tác động của nó đến các nước thứ ba. Cho nên theo các chuyên gia, doanh nghiệp và nền kinh tế nội địa cần tỉnh táo để tận dụng được các thời cơ mà nó đem lại.

Trước áp lực căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, TS. Trần Toàn Thắng đưa ra khuyến cáo, Việt Nam cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình, đặc biệt là thông báo, cập nhật danh mục hàng hóa bị áp thuế của cả Mỹ và Trung Quốc, cũng như động thái tỷ giá cả đồng USD và CNY để doanh nghiệp có phản ứng kịp thời.

Cần khuyến cáo doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam khẩn trương tìm hiểu thị trường Mỹ, đặc biệt là với các loại hàng hóa trong danh mục bị áp thuế, để tìm cơ hội đa dạng hóa danh mục xuất khẩu vào Mỹ. Ngoài ra, tiếp cận nhanh với các nhà đầu tư FDI lớn tại Trung Quốc để xúc tiến đầu tư vào Việt Nam khi thị trường Trung Quốc và Mỹ đều bị ảnh hưởng. Đồng thời, cần nghiên cứu sâu hơn danh mục một số hàng hóa của Trung Quốc có thể nhập vào Việt Nam trong trường hợp xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ bị hạn chế để có cách thức đối phó và kiểm soát phù hợp. Song song đó cần chuẩn bị tốt các thông tin liên quan đến phòng vệ thương mại với Mỹ trong trường hợp chiến tranh thương mại lan rộng. 

Dưới một góc nhìn khác, thông tin từ chuyên gia kinh tế Adam McCarty thuộc Mekong Economics tại Hà Nội rất đáng quan tâm, theo đó cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã khiến các công ty từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong và Trung Quốc đang đổ tới Việt Nam, chủ yếu để đa dạng hóa đầu tư. Xu hướng này đặc biệt rõ trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo - ngành mà chi phí ở Việt Nam rẻ hơn rõ rệt so với ở Trung Quốc.

Trong số các công ty nước ngoài dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam, có nhiều công ty Hong Kong. Tháng trước, Man Wah Holdings - một công ty đồ nội thất vốn chỉ có nhà máy ở Trung Quốc - đã mua lại một công ty sản xuất và xuất khẩu sofa của Việt Nam với giá 68 triệu USD. Hung Hing Printing Group - một công ty Hong Kong khác vốn chỉ sản xuất ở Trung Quốc, cũng đã mở một nhà máy in và đóng gói mới ở Hà Nội.

Giới phân tích cho rằng dù không có xung đột thương mại Mỹ – Trung, thì hệ thống các thỏa thuận tự do mậu dịch (FTA) của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như của mỗi nước thành viên cũng vẫn giúp khu vực này trở thành một địa chỉ hấp dẫn đối với những công ty muốn dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc. Thị trường tiêu dùng của Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), tổng chi tiêu hộ gia đình của các nước ASEAN đạt khoảng 1,5 nghìn tỷ USD trong năm 2017. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam được dự báo tăng 5,3% trong năm 2018. Những rủi ro từ xung đột thương mại và bất ổn gia tăng càng khiến các công ty nước ngoài có thêm lý do để mở cơ sở kinh doanh ở ASEAN.

“Các công ty đang chuyển đến ASEAN có thể có kế hoạch vài năm nữa mới chuyển, nhưng cuối cùng đã quyết định chuyển luôn trong năm 2018”, ông Max Brown - trưởng bộ phận Business Intelligence Unit về ASEAN của Dezan Shira, nhận xét. Theo ông Brown, ngoài lý do thuế quan, sức hấp dẫn của Việt Nam còn nằm ở “tiền lương, chi phí đất đai, sức cạnh tranh gia tăng”. Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng Việt Nam không hoàn toàn miễn nhiễm trước xung đột thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.

“Một cuộc chiến tranh thương mại không có sự tham gia của Việt Nam có thể mang lại lợi ích nói chung cho Việt Nam… Nhưng ảnh hưởng tiêu cực nằm ở chỗ Việt Nam có thể bị gộp với Trung Quốc, giống như khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá lên thép Việt Nam và có thể bị áp thuế đối với những hàng hóa khác nữa”, ông McCarty phát biểu.

Theo DNSG

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang