Thị trường cửa hàng tiện lợi: Hệ quả từ sự đối đầu trực diện

Thị trường cửa hàng tiện lợi: Hệ quả từ sự đối đầu trực diện

Cuộc đối đầu trực diện giữa các chuỗi cửa hàng tiện lợi (convenience store - CVS), theo nhận định của các nhà bán lẻ sẽ còn khốc liệt hơn trong thời gian tới, bởi dư địa của thị trường còn lớn.


Theo khảo sát của Nielsen, Việt Nam là một trong 3 thị trường bán lẻ cần mở rộng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (sau Trung Quốc và Indonesia).

Với tốc độ tăng trưởng gần 12%/năm và quy mô có thể lên tới gần 180 tỷ USD, vào năm 2020, ngành bán lẻ Việt Nam sôi động hơn bao giờ hết. Bên cạnh yếu tố cơ cấu dân số vàng thì hành vi tiêu dùng đang có sự điều chỉnh với yếu tố tiện lợi được đặt lên hàng đầu thì đây là cơ sở cho CVS phát triển.

Song, với sự "nở nồi" của CVS và cạnh tranh từ các chuỗi F&B trong việc tìm kiếm mặt bằng mở cửa hàng đã tạo áp lực không nhỏ cho các nhà điều hành.

Thá» trÆ°á»ng cá»­a hàng tiá»n lợi: Há» quả từ sá»± Äá»i Äầu trá»±c diá»n

Theo bà Nguyễn Hồng Trang - CEO Công ty TNHH GS25 Việt Nam - đơn vị đang vận hành chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 và đang đặt mục tiêu mở 2.500 cửa hàng GS25 tại thị trường Việt Nam trong vòng 10 năm tới, hiện chi phí mặt bằng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí vận hành của CVS, bởi nguồn cung mặt bằng đắc địa có giới hạn, nên trong vòng một năm qua, giá thuê đã tăng gần như gấp đôi trên các tuyến đường chính của khu vực trung tâm.

Song, với những thương hiệu mới gia nhập thị trường, đôi khi họ phải chấp nhận "cuộc chơi" này để tiếp cận người tiêu dùng, tăng doanh số và tăng độ phủ thương hiệu.

Các nhà kinh doanh bán lẻ cho rằng, để một cửa hàng tiện lợi mang lại hiệu quả, phải mất từ 3 - 5 năm. Tuy nhiên, để chiếm giữ mặt bằng có vị trí đẹp, nhiều doanh nghiệp chấp nhận lỗ để mở rộng hệ thống. Thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể chịu cảnh thua lỗ kéo dài. Và số lượng cửa hàng mở ra càng nhiều thì số đóng cửa cũng không phải ít.

Mặt bằng đang bị cạnh tranh dữ dội và khách hàng đang bị chia sẻ. Một chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ tiết lộ, vẫn có những nhà bán lẻ thuê mặt bằng với giá cao nhưng nếu doanh số tốt và duy trì đều đặn thì chi phí không là vấn đề lớn. Một CVS với doanh số lớn, chi phí mặt bằng được khống chế dưới mức 20%/tổng chi phí được xem là hiệu quả.

Cũng theo chuyên gia này, đối với các chuỗi CVS mạnh về vốn, dày về thành tích, thương hiệu, khi đối thủ mở cửa hàng, ngay lập tức sẽ xem xét, phân tích. Song, điều này không đồng nghĩa với việc họ tiến hành ngay phương thức cạnh tranh đối đầu, bởi nếu không hiệu quả, dẫn đến đóng cửa thì thiệt hại về hình ảnh thương hiệu còn lớn hơn việc tạo nhận thức tích cực cho thương hiệu.

Liên quan đến vấn đề cạnh tranh của mô hình cửa hàng tiện lợi, đại diện Satra chia sẻ, Satra muốn nhanh chóng tăng số lượng của chuỗi cửa hàng tiện lợi Satrafoods nhưng không thể mở nhiều vì phải tính đến hiệu quả kinh doanh. Từ đầu năm đến nay, dù đã tận dụng mọi tiềm lực nhưng chỉ mở được 30 cửa hàng trong tổng số 60 cửa hàng dự kiến khai trương trong năm nay. Và hiện tại, sau nhiều năm tham gia phân khúc bán lẻ này, Satra có 186 cửa hàng Satrafoods tại TP.HCM và Cần Thơ.

Ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động cho biết, Bách hóa Xanh tham gia thị trường từ năm 2016, không tạo sự khác biệt bằng cách xây dựng vùng nguyên liệu, mở nhà máy sản xuất hay đầu tư xây dựng trung tâm phân phối lớn mà chỉ là chuỗi bán lẻ thông thường hướng đến mục tiêu cung cấp cho khách hàng dịch vụ "mua nhanh, mua rẻ".

Lợi thế của Bách hóa Xanh là hàng hóa phong phú và giá rẻ hơn ở chợ hay cửa hàng tạp hóa truyền thống. Thế nhưng, vì chọn sai điểm bán mà Bách hóa Xanh phải đóng cửa 3 cửa hàng đồng thời ngưng kế hoạch triển khai 7 cửa hàng. Công ty đã điều chỉnh chiến lược, tập trung vào chất lượng điểm bán, giảm từ 1.000 cửa hàng xuống còn 500.

Cũng trong tình trạng "cắt lỗ", Công ty Vissan đã đóng gần 60 cửa hàng trong chuỗi 100 cửa hàng tiện lợi mà đơn vị này có. Theo ông Nguyễn Ngọc An - Tổng giám đốc Vissan, nguyên nhân chủ yếu là do các cửa hàng này hoạt động không hiệu quả, lượng khách không nhiều. Mặt khác, mặt bằng kinh doanh chủ yếu đi thuê nên đến thời hạn tái ký, chủ nhà không đồng ý hoặc tăng giá cao. Ông An cho rằng, thị trường cạnh tranh rất khốc liệt, nếu kinh doanh không hiệu quả thì đóng cửa để tìm hướng đi mới tốt hơn là duy trì.

Tương tự, thương hiệu cửa hàng tiện lợi đến từ Nhật Bản Family Mart cũng đã dừng đầu tư thêm vào Việt Nam. Family Mart khi vào Việt Nam từng tuyên bố sẽ có khoảng 1.000 cửa hàng vào năm 2020 nhưng đến nay mới đạt hơn 130 cửa hàng tại TP.HCM và Bình Dương. Thời gian qua, thương hiệu này đã đóng cửa một số cửa hàng tại TP.HCM (trong đó có mặt bằng tại trung tâm thương mại CT Plaza trên đường Trường Sơn) vì kinh doanh không hiệu quả, chi phí thuê cao hoặc bị thu hồi mặt bằng.

Nhận định thị trường sẽ còn nhiều dư địa phát triển đồng thời mảng bán lẻ là một trong những trụ cột của doanh nghiệp, bắt đầu từ tháng 4/2018, Bách hóa Xanh chuyển đổi các cửa hàng chưa khai thác hết công năng sang mô hình "thịt tươi, cá sống" với hơn 150 chủng loại. Nhờ cách này mà doanh thu của các cửa hàng tăng 20% so với cửa hàng thông thường. Hiện doanh thu của Bách hóa Xanh đã tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước, chiếm 3% tổng doanh thu của Thế Giới Di Động, vượt ngưỡng 300 tỷ đồng mỗi tháng với 385 cửa hàng.

Một chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ tiết lộ, vẫn có những nhà bán lẻ thuê mặt bằng với giá cao nhưng nếu doanh số tốt và duy trì đều đặn thì chi phí không là vấn đề lớn. Một CVS với doanh số lớn, chi phí mặt bằng được khống chế dưới mức 20%/tổng chi phí được xem là hiệu quả.

 

Theo DNSG 

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang