20 cửa hàng BreadTalk tại Việt Nam có bị ảnh hưởng khi “đại bản doanh” hủy niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore?

20 cửa hàng BreadTalk tại Việt Nam có bị ảnh hưởng khi “đại bản doanh” hủy niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore?

Chuỗi bánh mì BreadTalk vào Việt Nam từ năm 2010 theo hình thức nhượng quyền. Đến nay, chuỗi có 20 cửa hàng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.


20 cửa hàng BreadTalk tại Việt Nam có bị ảnh hưởng khi “đại bản doanh” hủy niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore?

Hôm qua, tờ Straitstimes của Singapore đưa tin, BreadTalk thua lỗ 5,8 triệu USD trong năm 2019. Covid-19 giống như giọt nước tràn ly khiến chuỗi bánh mì hủy niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore.

Công ty mua lại BreadTalk ở Singapore là BTG Holding. Ông George Quek - nhà sáng lập BreadTalk - là một trong 3 người sở hữu BTG Holding (BTG Holding thuộc quyền sở hữu của ông Quek, bà Katherine Lee - vợ ông Quek, và công ty Minor International có trụ sở tại Thái Lan).

BreadTalk hiện có hơn 4000 cửa hàng, trải rộng khắp các quốc gia trên thế giới như: Philippines, Malaysia, Đài Bắc, Hồng Kông, Ma Cao, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam…

Straitstimes cho biết thêm BreadTalk lỗ ròng 5,8 triệu USD trong năm 2019 và đối mặt với khủng hoảng tài chính trong thời gian gần đây. Chuỗi bánh mì này cũng cho biết họ đã gặp thách thức lớn tại các thị trường chính, trong đó có Singapore, Trung Quốc và HongKong.

Câu hỏi mà nhiều người quan tâm đó là việc BreadTalk hủy niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán có ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi tại Việt Nam hay không?

BreadTalk bước chân vào thị trường Việt Nam năm 2010. Tháng 5/2010, Công ty Bình Minh Toàn Cầu, đơn vị mua nhượng quyền BreadTalk, mở cửa hàng đầu tiên tại TPHCM. 5 tháng sau, cửa hàng BreadTalk thứ 2 ra đời. Trong vòng 10 năm, BreadTalk đã có 20 cửa hàng tại TPHCM, Biên Hòa, Vũng Tàu, Nha Trang, Vinh, Hội An và Hà Nội.

Ông Đỗ Hòa, CEO công ty tư vấn Tinh hoa quản trị, chia sẻ với Trí Thức Trẻ rằng chuỗi BreadTalk tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng bởi tình hình kinh doanh tại Việt Nam là chính.

Theo ông Đỗ Hòa, BreadTalk Singpore thua lỗ nhưng không phá sản. Công ty của người sáng lập đã mua lại, thu hồi lại thay vì huy động vốn.

"BreadTalk lên sàn để huy động vốn nhưng kinh doanh lỗ nên không huy động được. Do đó, nhà sáng lập rút về để tái cấu trúc lại mà thôi", ông Đỗ Hòa nhận định.

Một chuyên gia khác trong ngành bán lẻ cho Trí Thức Trẻ hay, về mặt kinh doanh, BreadTalk tại Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng có thể ảnh hưởng về thương hiệu.

Về bản chất, khi mua nhượng quyền chỉ là mua thương hiệu theo hợp đồng trong thời gian nhất định. Kinh doanh độc lập, lời thì người mua nhượng quyền thu, lỗ thì người mua nhượng quyền chịu.

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang