Đạo đức kinh doanh và thương hiệu doanh nghiệp

Đạo đức kinh doanh và thương hiệu doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế, để tạo ra sự phát triển bền vững, doanh nghiệp cần chú ý đến yếu tố đạo đức kinh doanh và thương hiệu. Hai yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung giá trị cho nhau.

Nguồn:Bảo vệ công lý

viettel.jpg

Tổ chức các hoạt động hướng tới cộng đồng, xã hội... cũng là phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, đạo đức kinh doanh của các doanh nhân như vậy có tác động tích cực đối với việc hình thành một môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nói riêng, quốc gia nói chung.

Chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng của thương hiệu trong thế giới hiện nay. Giờ đây, khách hàng tiêu dùng chủ yếu dựa vào thương hiệu. Thương hiệu của doanh nghiệp là một tài sản vô hình có giá trị quan trọng đối với 1 doanh nghiệp. Chính sự nổi tiếng của thương hiệu là một sự bảo đảm cho thành công của doanh nghiệp. Thương hiệu mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng và sâu rộng hơn; tạo ra cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường đối với các thương hiệu mạnh. Hàng hóa mang thương hiệu nổi tiếng có thể bán giá cao hơn so với các hàng hóa tương tự nhưng mang thương hiệu xa lạ.

Những ví dụ gần đây về việc thu hồi sản phẩm Samsung, Toyota... cho thấy, doanh nghiệp sẵn sàng thu hồi những sản phẩm lỗi, đền bù và xin lỗi khách hàng để giữ gìn thương hiệu của mình. Đó chính là cách doanh nghiệp vừa giữ gìn thương hiệu vừa thể hiện trách nhiệm xã hội của mình.

Ở chiều ngược lại, đạo đức kinh doanh cần cho thương hiệu. Vì thương hiệu quan trọng nên các doanh nghiệp luôn tìm cách xây dựng và bảo vệ thương hiệu của mình. Nhiều ví dụ cho thấy, các doanh nghiệp đã tổ chức nhiều hoạt động cộng đồng, xã hội, cam kết bảo vệ môi trường hay hỗ trợ tài chính cho các chương trình nhân đạo cho mục đích thương hiệu của mình. Ví dụ như Vinamilk gây quỹ sữa Vươn cao Việt Nam, Viettel tài trợ chương trình Trái tim cho em, Vin Group thành lập Quỹ Thiện tâm,… như những hành động vừa hướng tới cộng đồng, thể hiện đạo đức kinh doanh, vừa xây dựng thương hiệu. Với doanh nghiệp, lợi nhuận là mục đích quan trọng. Tuy vậy, theo đuổi lợi nhuận trong kinh doanh không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bỏ qua tất cả các chuẩn mực, giá trị, nguyên tắc liêm chính và chất lượng sống của cộng đồng.

Vì vậy, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp phải bằng cách xác định xây dựng đạo đức trong kinh doanh như là nền tảng giá trị, phần không thể tách rời khỏi các hoạt động của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp phát triển bền vững, đạo đức kinh doanh phải thực sự được áp dụng trong mọi mối quan hệ của doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, để xây dựng đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý vào các vấn đề sau:

Thứ nhất, đạo đức kinh doanh phải được thể hiện trong triết lý kinh doanh của lãnh đạo doanh nghiệp.

Thứ hai, doanh nghiệp cần xây dựng bộ qui tắc đạo đức thống nhất, cụ thể hóa những vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải.

Thứ ba, triển khai thực hiện bộ qui tắc đạo đức trong doanh nghiệp thông qua các buổi tập huấn, huấn luyện để nhân viên viết cách xử lý đúng vấn đề, không lúng túng khi gặp vấn đề phát sinh.

Xét đến cùng, sự phát triển của xã hội là sự phát triển văn hóa. Chính vì vậy, sự phát triển doanh nghiệp nói chung, văn hóa doanh nghiệp nói riêng là điều kiện tiền đề căn bản để bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Bảo vệ công lý
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang