Thống kê đề cập:
Trong ngành bảo vệ thực vật, BASF dẫn đầu với 28,3% tổng lượt đề cập, cho thấy thương hiệu này có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và phổ biến nhất trong nhóm ngành. Theo sau là SPC với 22% và TDC với 21% lượt đề cập – cả hai thương hiệu đều đạt mức độ nhận diện cao, có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong nhóm các thương hiệu nổi bật.
Thống kê đề cập
(Nguồn: Vibiz Monitoring, quý I/2025)
Xét riêng trên nền tảng mạng xã hội, TDC là thương hiệu nổi bật nhất với 32,3% lượt đề cập, Phản ánh khả năng thu hút sự chú ý mạnh mẽ và mức độ phổ biến cao trong cộng đồng trực tuyến. Theo sau là SPC (21,6%), BASF (20,3%) và VFC (17,7%) duy trì sự hiện diện ổn định cho thấy hiệu quả nhất định trong hoạt động truyền thông số. Trong khi đó, Syngenta (4,2%), HAI (3,9%) ghi nhận lượng đề cập tương đối thấp, phản ánh hạn chế trong việc tận dụng nền tảng mạng xã hội để mở rộng ảnh hưởng thương hiệu.
Lượng đề cập trên MXH và ngoài MXH
(đvt: %)
(Nguồn: Vibiz Monitoring, quý I/2025)
BASF tiếp tục dẫn đầu với 29,3% lượt đề cập ngoài mạng xã hội, khẳng định vị thế mạnh mẽ và sự chú trọng vào các chiến dịch truyền thông truyền thống, báo chí. Ngược lại, VFC chỉ đạt 2,9% lượt đề cập ngoài mạng xã hội, phản ánh sự mất cân đối trong chiến lược truyền thông, khi thương hiệu này chủ yếu tập trung hiện diện trên mạng xã hội thay vì phân bổ đồng đều ở các kênh truyền thông ngoài mạng xã hội.
Lượng tương tác trên mạng xã hội:
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực Bảo vệ thực vật thể hiện sự chênh lệch đáng kể trong hiệu quả tương tác trên nền tảng mạng xã hội. Trong đó, BASF và VFC là 2 thương hiệu đang chiếm ưu thế vượt trội về mức độ tương tác trên các nền tảng mạng xã hội, phản ánh khả năng thu hút và duy trì sự quan tâm từ cộng đồng:
Lượng like, chia sẻ, bình luận
(đvt: %)
.png)
(Nguồn: Vibiz Monitoring, quý I/2025)
Về lượt chia sẻ trong quý I/2025, VFC dẫn đầu với 27,9%, nội dung của thương hiệu này có mức lan tỏa tốt và thu hút được sự quan tâm từ cộng đồng. BASF theo sau với 20,1%, duy trì ở mức ổn định, dù không còn vượt trội như trước. Trong khi đó, Syngenta chỉ đạt 2,5% lượt chia sẻ, cho thấy khả năng lan tỏa nội dung còn hạn chế và cần được cải thiện trong các chiến dịch truyền thông.
Về lượt yêu thích (like), VFC tiếp tục dẫn đầu với 39,1%, nội dung của thương hiệu nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người xem và tạo được sự đồng cảm nhất định. BASF đứng thứ hai với 21,7%, tiếp tục thể hiện mức độ tương tác ổn định và sự quan tâm đáng kể từ cộng đồng. Syngenta (8,1%) và HAI (4,9%) có tỷ lệ yêu thích thấp hơn, phản ánh nội dung chưa đủ sức hấp dẫn để tạo ra phản hồi cảm xúc mạnh từ người theo dõi.
Lượt bình luận trên mạng xã hội của BASF chiếm tỷ lệ cao (27%), các chiến lược truyền thông của BASF không chỉ thu hút sự quan tâm mà còn kích thích người xem tham gia thảo luận và phản hồi tích cực. Xếp sau là VFC với 20,9% lượt bình luận, thể hiện mức độ tương tác cao và khả năng tạo ra sự trao đổi với cộng đồng. Trong khi đó, HAI chỉ chiếm 0,8% lượt bình luận, phản ánh mức độ tương tác hạn chế và nội dung chưa tạo được sự quan tâm hoặc gợi mở trao đổi từ người xem.
Sắc thái thảo luận của các thương hiệu:
Trên mạng xã hội, sắc thái thảo luận thể hiện sự khác biệt trong mức độ phản hồi tích cực và tiêu cực giữa các thương hiệu trong ngành bảo vệ thực vật:
BASF ghi nhận tỷ lệ lượng đề cập tích cực cao nhất (28,3%), cho thấy mức độ đánh giá tích cực rộng rãi và sự tín nhiệm tương đối cao từ cộng đồng trực tuyến. Tuy nhiên, tỷ lệ thảo luận tiêu cực cũng ở mức tương đương (27,9%), phản ánh những luồng ý kiến trái chiều mà thương hiệu này cần lưu ý để duy trì sự tin tưởng từ công chúng như chậm chễ trong vấn đề phản hồi thắc mắc của khách hàng, sản phẩm của thương hiệu chưa được mở bán ở hình thức trực tuyến,…
Trong khi đó, HAI và Syngenta duy trì tỷ lệ thảo luận tích cực và tiêu cực ở mức trung bình (khoảng 12,8% – 12,9%), cho thấy mức độ hiện diện trong dư luận chưa thực sự nổi bật. VFC có tỷ lệ thảo luận thấp nhất ở cả hai chiều (4,7%), phản ánh sự hạn chế trong cả mức độ nhận diện và khả năng tạo ra tương tác từ phía cộng đồng.
Sắc thái thảo luận của các ngân hàng
(đvt: %)
.png)
(Nguồn: Vibiz Monitoring, quý I/2025)
Các thương hiệu trong ngành bảo vệ thực vật đang thể hiện mức độ khác biệt rõ rệt trong cách công chúng đón nhận và tương tác. BASF nổi bật với tỷ lệ thảo luận tích cực cao nhưng cũng đồng thời đối mặt với luồng phản hồi tiêu cực lớn – phản ánh hình ảnh thương hiệu hai chiều. Trong khi đó, TDC cho thấy mức độ phổ biến vượt trội nhưng lại tập trung nhiều hơn vào lượng đề cập, chưa tạo được cảm xúc rõ nét. Ngược lại, các thương hiệu như VFC, HAI và Syngenta hiện diện ở mức thấp, cả về lượng lẫn chiều sâu cảm xúc, đặt ra thách thức lớn trong việc xây dựng kết nối thương hiệu.
Bối cảnh truyền thông quý I/2025 với sự nổi lên của các chủ đề “nông nghiệp bền vững”, “giải pháp sinh thái” và “ứng dụng công nghệ” đang dần định hình lại kỳ vọng của cộng đồng đối với các thương hiệu trong ngành. Những thương hiệu có định vị phù hợp với xu hướng này thường chiếm ưu thế về mặt cảm xúc tích cực, qua đó nâng cao khả năng được công chúng đón nhận trong dài hạn.