Dấu ấn Truyền thông Ngành Bảo vệ thực vật tháng 11/2024

Dấu ấn Truyền thông Ngành Bảo vệ thực vật tháng 11/2024

Trong tháng 11/2024, các doanh nghiệp trong ngành bảo vệ thực vật như BASF (Công ty TNHH BASF Việt Nam, BASF Vietnam); HAI (Nông dược HAI, Công ty Cổ phần Nông dược HAI); Syngenta (Syngenta Việt Nam, Syngenta Group, Tập đoàn Syngenta); SPC (SPC JSC, CTCP Bảo vệ Thực vật Sài Gòn); VFC (Công Ty Cổ Phần Khử Trùng Việt Nam, Nông dược VFC); TDC (Công ty TNHH Bảo Vệ Thực Vật, Bảo vệ thực vật TDC, Công Ty TNHH BVTV TDC) đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhằm củng cố vị thế thương hiệu và thu hút sự quan tâm từ khách hàng. Dựa trên dữ liệu được Vibiz nghiên cứu và tổng hợp, bài phân tích dưới đây sẽ đánh giá toàn diện hiệu quả truyền thông của các doanh nghiệp trong ngành bảo vệ thực vật thông qua các chỉ số về lượng đề cập, mức độ tương tác, cùng cảm xúc tích cực và tiêu cực từ thị trường.

Nguồn:BCSI-VIBIZ

Thống kê đề cập:

Trong ngành bảo vệ thực vật, BASF dẫn đầu với 28,2% tổng lượt đề cập, cho thấy thương hiệu này có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và phổ biến nhất trong nhóm ngành. Tiếp theo, SPC và TDC đều đạt 15,9% lượt đề cập cũng đạt được mức độ nhận diện khá cao, vượt qua VFC (9,7%).

Thống kê đề cập

(Nguồn: Vibiz tổng hợp, tháng 11/2024)

Về lượng đề cập trên mạng xã hội, BASF chiếm ưu thế với 24,5% lượt đề cập, cho thấy tầm ảnh hưởng lớn và sự hiện diện mạnh mẽ trong lĩnh vực bảo vệ thực vật. Xếp sau là HAI với 20,2% lượt đề cập, đạt được sự chú ý đáng kể nhờ chiến lược truyền thông hoặc hoạt động quảng bá tập trung. VFC với 6,4% cho thấy mức độ đề cập trên mạng xã hội còn tương đối thấp, phản ánh khả năng truyền tải thông điệp thương hiệu chưa mạnh mẽ bằng các doanh nghiệp cùng ngành.

Lượng đề cập trên MXH và ngoài MXH

 (đvt: %)

(Nguồn: Vibiz tổng hợp, tháng 11/2024)

BASF tiếp tục dẫn đầu với 28,5% lượt đề cập ngoài mạng xã hội, khẳng định vị thế mạnh mẽ và sự chú trọng vào các chiến dịch truyền thông truyền thống, sự xuất hiện tại các hội thảo, báo cáo ngành. SPC theo sau với 16,2% lượt đề cập, thể hiện sự hiện diện đáng kể và nhờ vào các hoạt động liên kết trực tiếp với cộng đồng nông nghiệp. Ngoài ra, VFC chiếm 10% lượt đề cập, tuy còn thấp nhưng cho thấy thương hiệu này đã bắt đầu có sự nhận diện nhất định trên thị trường. Đây là cơ hội để VFC đẩy mạnh các chiến dịch quảng bá, nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu. Việc tăng cường hiện diện trên các kênh truyền thông trực tuyến và ngoại tuyến giúp thương hiệu tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Lượng tương tác trên mạng xã hội:

Lượng tương tác trên mạng xã hội giữa các doanh nghiệp Bảo vệ thực vật cho thấy sự khác biệt rõ rệt trong mức độ tương tác của khách hàng khi BASF đang chiếm ưu thế vượt trội về mức độ tương tác trên các nền tảng mạng xã hội, phản ánh sự quan tâm và tham gia tích cực từ phía người dùng:

Lượng like, chia sẻ, bình luận

(đvt: %)

(Nguồn: Vibiz tổng hợp, tháng 11/2024)

Về lượt chia sẻ trong tháng 11/2024, BASF dẫn đầu với tỷ lệ chia sẻ cao nhất (74,3%), cho thấy sức hút mạnh mẽ của nội dung mà họ cung cấp và khả năng lan tỏa cao. Đồng thời, tỷ lệ lượt thích của BASF đạt 31,6%, cho thấy độ hưởng ứng với nội dung của người xem ở mức cao.

Ngược lại, VFCtỷ lệ chia sẻyêu thích thấp nhất, lần lượt chỉ đạt 0,6% và 4,9%, cho thấy nội dung của VFC chưa thu hút được sự quan cũng như thiếu khả năng lan truyền.

Lượt bình luận trên mạng xã hội của BASF chiếm tỷ lệ cao (32,1%), thể hiện mức độ tương tác tích cực và sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng đối với nội dung mà công ty này chia sẻ. Xếp sau là SPC với 28,4% lượt bình luận, điều này là nhờ vào các chiến dịch truyền thông hoặc nội dung hấp dẫn, khuyến khích người dùng tham gia thảo luận. Trong khi đó, VFC chỉ đạt 3% về tỷ lệ bình luận, cho thấy mức độ tương tác thấp hơn đáng kể. Sự khác biệt lớn này cho thấy VFC cần phải cải thiện nội dung hoặc chiến lược truyền thông để tăng sự thu hút và tham gia của người dùng.

Phản hồi cảm xúc:

Trên mạng xã hội, sắc thái thảo luận thể hiện sự khác biệt trong mức độ phản hồi tích cực và tiêu cực:

Đối với BASF, tỉ lệ thảo luận mang sắc thái tích cực (30,1%) cao hơn một chút so với sắc thái tiêu cực (28,8%), cho thấy một sự cân bằng giữa các ý kiến ủng hộ và trái chiều. Điều này phản ánh BASF nhận được cả sự đánh giá tích cực về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, nhưng đồng thời cũng đối mặt với các vấn đề đáng lo ngại riêng từ người tiêu dùng.

Ngược lại, HAI có tỉ lệ thảo luận tích cực thấp hơn (12%) so với thảo luận tiêu cực (16,2%). Điều này cho thấy HAI đang đối mặt với nhiều phản hồi không hài lòng hơn từ phía khách hàng hoặc gặp phải các vấn đề về hình ảnh thương hiệu trên mạng xã hội.

Sự chênh lệch này cho thấy rằng BASF có phần vượt trội hơn về mặt quản lý danh tiếng trực tuyến, nhưng cả doanh nghiệp vẫn cần cải thiện để nâng cao tỉ lệ thảo luận tích cực và giảm thiểu các ý kiến tiêu cực trên các nền tảng mạng xã hội.

Sắc thái thảo luận của các ngân hàng

(đvt: %)

(Nguồn: Vibiz tổng hợp, tháng 11/2024)

Trong tháng 11/2024, hoạt động truyền thông trên mạng xã hội về lĩnh vực bảo vệ thực vật chủ yếu hướng đến việc nâng cao nhận thức cộng đồng về sức khỏe đất, dinh dưỡng cây trồng và các giải pháp thân thiện với môi trường. Các chủ đề thảo luận trực tuyến nổi bật tập trung vào xu hướng giảm sử dụng hóa chất trong bảo vệ cây trồng, thay thế bằng các giải pháp bền vững và an toàn hơn. Qua phân tích cảm xúc trên mạng xã hội cho thấy người dùng có xu hướng tích cực, thể hiện sự quan tâm ngày càng lớn đến việc bảo vệ thực vật theo hướng an toàn và bền vững. Xu hướng này là động lực thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến và các biện pháp quản lý rủi ro dịch hại hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành bảo vệ thực vật trong dài hạn.

BCSI-VIBIZ
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang