Khánh Hòa đang là một trong những địa phương tích cực triển khai phương án này, thông qua việc hướng dẫn cho nông dân sản xuất nông nghiệp đạt chuẩn VietGAP, GLOBALGAP, tham gia chương trình OCOP, nhằm mục đích nâng cao giá trị và tạo ra sức cạnh tranh cho nông sản Việt.
Huyện Cam Lâm là thủ phủ trồng xoài của tỉnh Khánh Hòa. Trái xoài Cam Lâm vượt trội cả về sản lượng và chất lượng. Thời gian qua, để giúp nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và xây dựng thương hiệu chỉ dẫn địa lý, chính quyền một số địa phương trên địa bàn huyện đã xây dựng mô hình tổ hợp tác hoặc thành lập hợp tác xã, nhằm liên kết nông dân trồng và chăm sóc cây xoài theo tiêu chuẩn Vietgap gắn với mã số vùng trồng.
Theo đó, tất cả các khâu từ chăm sóc, sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật, đến thu hoạch và xử lý quả trước khi đưa ra thị trường đều được các hộ trồng xoài tuân thủ đúng quy trình. Điều này có thể ảnh hưởng một phần sản lượng xoài thu hoạch, nhưng bù lại làm tăng giá trị và thương hiệu xoài Cam Lâm trên thị trường.
Tương tự như cây xoài ở huyện Cam Lâm, bưởi da xanh Khánh Vĩnh, sầu riêng Khánh Sơn, tôm hùm, yến sào và rất nhiều nông sản có thế mạnh khác của Khánh Hào đã dần xây dựng được thương hiệu chỉ dẫn địa lý.
Đặc biệt, việc đẩy mạnh triển khai chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) đã góp phần tạo tiếng vang cho các loại nông sản đặc sản của địa phương. Riêng trong năm 2023, toàn tỉnh Khánh Hòa có 99 sản phẩm của 50 chủ thể được công nhận và xếp hạng đạt OCOP từ 03 sao trở lên.
Song, thực tế cho thấy, vẫn còn khá nhiều nông sản thế mạnh của địa phương vẫn chưa tìm được hướng đi cụ thể. Bởi, đa số tổ hợp tác, HTX nông nghiệp ở Khánh Hòa chủ yếu chỉ dựa vào việc đăng ký và bảo hộ, chứ không có cơ sở mở rộng bảo hộ thêm, cũng như chưa chú trọng marketing thương hiệu.
Đó là chưa kể, việc kiểm soát chất lượng nông sản từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ còn hạn chế. Do đó, theo các chuyên gia, để có thể xây dựng và phát triển thương hiệu chỉ dẫn địa lý, trước hết phải làm rõ và phát huy hết vai trò của các bên.
Xây dựng thương hiệu chỉ dẫn địa lý nông sản gắn với khai thác yếu tố vùng miền sẽ nâng tầm giá trị, đẩy mạnh thương mại hóa nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống cho người nông dân.
Vì vậy, thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa hệ thống quản lý nhận diện và quyền tập thể chỉ dẫn địa lý. Việc thiết kế logo cho thương hiệu chỉ dẫn địa lý nông sản cũng cần được kiểm soát chặt chẽ.
Đặc biệt, đẩy mạnh liên kết chặt chẽ vùng trồng với doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để bảo đảm sản lượng, chất lượng, xây dựng thương hiệu cho nông sản Khánh Hòa.
Khánh Hòa đang là một trong những địa phương tích cực triển khai phương án này, thông qua việc hướng dẫn cho nông dân sản xuất nông nghiệp đạt chuẩn VietGAP, GLOBALGAP, tham gia chương trình OCOP, nhằm mục đích nâng cao giá trị và tạo ra sức cạnh tranh cho nông sản Việt.
Huyện Cam Lâm là thủ phủ trồng xoài của tỉnh Khánh Hòa. Trái xoài Cam Lâm vượt trội cả về sản lượng và chất lượng. Thời gian qua, để giúp nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và xây dựng thương hiệu chỉ dẫn địa lý, chính quyền một số địa phương trên địa bàn huyện đã xây dựng mô hình tổ hợp tác hoặc thành lập hợp tác xã, nhằm liên kết nông dân trồng và chăm sóc cây xoài theo tiêu chuẩn Vietgap gắn với mã số vùng trồng.
Theo đó, tất cả các khâu từ chăm sóc, sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật, đến thu hoạch và xử lý quả trước khi đưa ra thị trường đều được các hộ trồng xoài tuân thủ đúng quy trình. Điều này có thể ảnh hưởng một phần sản lượng xoài thu hoạch, nhưng bù lại làm tăng giá trị và thương hiệu xoài Cam Lâm trên thị trường.
Tương tự như cây xoài ở huyện Cam Lâm, bưởi da xanh Khánh Vĩnh, sầu riêng Khánh Sơn, tôm hùm, yến sào và rất nhiều nông sản có thế mạnh khác của Khánh Hào đã dần xây dựng được thương hiệu chỉ dẫn địa lý.
Đặc biệt, việc đẩy mạnh triển khai chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) đã góp phần tạo tiếng vang cho các loại nông sản đặc sản của địa phương. Riêng trong năm 2023, toàn tỉnh Khánh Hòa có 99 sản phẩm của 50 chủ thể được công nhận và xếp hạng đạt OCOP từ 03 sao trở lên.
Song, thực tế cho thấy, vẫn còn khá nhiều nông sản thế mạnh của địa phương vẫn chưa tìm được hướng đi cụ thể. Bởi, đa số tổ hợp tác, HTX nông nghiệp ở Khánh Hòa chủ yếu chỉ dựa vào việc đăng ký và bảo hộ, chứ không có cơ sở mở rộng bảo hộ thêm, cũng như chưa chú trọng marketing thương hiệu.
Đó là chưa kể, việc kiểm soát chất lượng nông sản từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ còn hạn chế. Do đó, theo các chuyên gia, để có thể xây dựng và phát triển thương hiệu chỉ dẫn địa lý, trước hết phải làm rõ và phát huy hết vai trò của các bên.
Xây dựng thương hiệu chỉ dẫn địa lý nông sản gắn với khai thác yếu tố vùng miền sẽ nâng tầm giá trị, đẩy mạnh thương mại hóa nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống cho người nông dân.
Vì vậy, thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa hệ thống quản lý nhận diện và quyền tập thể chỉ dẫn địa lý. Việc thiết kế logo cho thương hiệu chỉ dẫn địa lý nông sản cũng cần được kiểm soát chặt chẽ.
Đặc biệt, đẩy mạnh liên kết chặt chẽ vùng trồng với doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để bảo đảm sản lượng, chất lượng, xây dựng thương hiệu cho nông sản Khánh Hòa.