Hội nghị giữ vững liên kết đảm bảo chuỗi cung ứng cho hàng Việt Nam - Ảnh: BCT
Đó là quan điểm được TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI) - nêu ra tại hội nghị "Giữ vững liên kết, đảm bảo chuỗi cung ứng hàng Việt Nam hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", do Bộ Công thương tổ chức ngày 8/12.
Theo TS Thành, trong bối cảnh nền kinh tế chịu áp lực khó khăn khi tăng trưởng thấp, nguy cơ lỡ nhịp với đà phục hồi kinh tế thế giới, việc có chương trình phục hồi và gói kích thích kinh tế là cần thiết. Tuy vậy, để triển khai gói hỗ trợ này, theo ông cần phải đảm bảo yếu tố có quy mô đủ lớn với đủ liều lượng, đủ rộng và đủ thiết thực.
Cụ thể, gói hỗ trợ hiện đã được Chính phủ xây dựng cũng thống nhất đưa ra quy mô đủ lớn, đủ liều lượng cho việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Chương trình này dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường trong thời gian tới, với số tiền trong gói hỗ trợ có thể lên tới trên 800.000 tỉ đồng.
Cũng theo ông Thành, việc thiết kế gói chính sách cần đủ rộng để bao phủ các đối tượng, nhưng cũng phải có trọng tâm trọng điểm.
Trong đó, các nhóm ưu tiên trọng tâm gồm tập trung nguồn lực cho phòng chống dịch để nâng cao năng lực y tế; có chính sách cho các gói hỗ trợ với nhóm bị tổn thương trong đại dịch, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và tập trung phát triển hạ tầng.
"Lưu ý là các chính sách hỗ trợ người lao động cần gắn với đào tạo, tạo điều kiện sống tốt hơn như thực hiện các chương trình phát triển nhà. Các chương trình hạ tầng cần gắn với xu hướng mới, ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng số.
Trong hỗ trợ doanh nghiệp tập trung để vượt qua khó khăn, bắt nhịp xu hướng mới, các chính sách như thuế VAT, kích cầu cho thị trường, tận dụng hiệu quả hiệp định thương mại tự do các thị trường" - TS Thành lưu ý.
Đặc biệt, ông nhấn mạnh gói hỗ trợ phải đủ thiết thực, tức là đúng và trúng đối tượng, triển khai nhanh và hiệu quả. Trong đó lưu ý yêu cầu cải cách thể chế, từ hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động đến phát triển hạ tầng, đặt ra nền móng cho sự phát triển bền vững cho những năm tiếp theo.
"Làm sao để khuôn khổ pháp lý, quy trình thủ tục, môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển" - ông nói.
Theo TS Thành, nếu thực hiện được những yếu tố trên, thì gói hỗ trợ phục hồi kinh tế có thể đóng góp tăng trưởng thêm khoảng 1,5 điểm %. Bởi theo tính toán, trường hợp nếu không có gói hỗ trợ thì GDP chỉ tăng 4-4,5%, nhưng nếu triển khai chương trình này ngay trong năm sau thì GDP có thể tăng từ 6-6,5%.
Trong trường hợp tình hình dịch bệnh được cải thiện tốt hơn sẽ giúp tăng trưởng của năm 2023 cao hơn, sức khỏe của người dân, doanh nghiệp được cải thiện hơn.
Hoạch định chiến lược sản xuất, thương mại, đặc biệt các ngành trọng điểm
Nhấn mạnh đến các chính sách hỗ trợ có vai trò vô cùng quan trọng, ông Đỗ Thắng Hải, thứ trưởng Bộ Công thương, cho hay trong bối cảnh dịch bệnh đã làm bộc lộ điểm yếu của chuỗi cung ứng toàn cầu, nên yêu cầu đặt ra là cần phối hợp như thế nào giữa các bộ, ngành và địa phương trong hoạch định chiến lược phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại, giao thông…
Đặc biệt với địa phương có vùng nguyên liệu nông sản, thủy sản lớn và với các ngành sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu để làm hàng xuất khẩu như dệt may, da giày, đồ gỗ.
Nội dung đang cập nhật...
Giấy phép số: 218/GP-TTĐT do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cấp
Địa chỉ: Tầng 3, nhà D, Khách sạn La Thành, số 226 Vạn Phúc, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0877459777 - Email: nhat.cao@bcsi.edu.vn
Website: www.bcsi.edu.vn
Copyright © 2016 by BCSI