Chân dung 10 nữ doanh nhân quyền lực nhất Việt Nam năm 2018

Chân dung 10 nữ doanh nhân quyền lực nhất Việt Nam năm 2018

Thương trường Việt có nhiều nữ doanh nhân thành đạt khiến cho các đấng mày râu cũng phải ngả mũ nể phục, như bà Thái Hương, Phương Thảo, Kiều Liên...


Đó là những người phụ nữ đang chèo lái các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam với doanh thu hàng tỷ đồng cho đất nước và đóng góp lợi ích cho xã hội.

246KPv0-2O24vly03MRcEtlDyWKiUIIYIcyvFjX6RIViqWMdGju8v1Di4IsMWjpbxVsh7Pe7HvIcJBaCa3zZ-8br7HKf2rLlRmimZkJxdaAfi6ecz25EZRH3EvDSWhkG6_hR7ZlC

Chân dung những “nữ tướng” thời hiện đại

  1. Bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc Vinamilk

"Nữ tướng" Mai Kiều Liên được coi như "linh hồn" của Vinamilk, góp phần rất lớn vào sự phát triển của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Hiện tại, bà Liên đang là thành viên HĐQT Vinamilk kiêm Tổng giám đốc Vinamilk.

Bà được mệnh danh là "người đàn bà thép", cũng là nữ doanh nhân liên tục được xếp hạng trên tạp chí Forbes. Hiện tại, bà đang xếp vị trí thứ 35 trong danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Trước khi làm việc tại Vinamilk, bà đã từng từng tốt nghiệp đại học về chế biến thịt và sữa tại Moscow (Nga). Đến năm 1983, bà Liên học khoa quản lý kinh tế của trường Đại học Kinh tế Leningrad (Nga). Năm 1984, bà được bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc Công ty sữa Việt Nam và được giao giữ cương vị Tổng giám đốc từ năm 1992 đến nay.

Tại Vinamilk, bà Liên đang nắm giữ 0,2% vốn, tương đương 4.111.420 cổ phiếu. Tính đến ngày 7/3/2018, tổng giá trị tài sản của bà Liên là 846,95 tỷ đồng.

  1. Bà Thái Hương – Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Bắc Á

Bà Hương được nhắc đến nhiều từ năm 2009 với những kế hoạch kinh doanh độc đáo, quyết tâm đưa sữa Việt Nam ra thị trường thế giới với mục tiêu thay đổi bản chất ngành công nghiệp này tại Việt Nam, vốn chủ yếu dùng bột sữa để sản xuất sữa nước.

Dưới sự dẫn dắt của "thuyền trưởng" Thái Hương, Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH (TH True Milk) thuộc Tập đoàn TH không ngừng lớn mạnh, doanh thu tăng trưởng vượt bậc.

Mới đây, bà Hương đã quyết định rời vị trí Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH True Milk để giữ "ghế" Tổng giám đốc của Ngân hàng TMCP Bắc Á, theo quy định mới của Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi. Tuy nhiên, theo chia sẻ từ bà Hương, bà sẽ tiếp tục làm cố vấn cho TH True Milk trong thời gian tiếp theo.

Được biết, năm 2015, bà Thái Hương lần đầu tiên được lọt vào danh sách những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á của Forbes.

Tính đến ngày 7/3/2018, tổng giá trị tài sản trên sàn chứng khoán của bà Thái Hương lên đến 493,03 tỷ đồng. Bà đang nắm 4,3% vốn tại BacABank, tương đương 21.624.590 cổ phiếu ngân hàng này.

  1. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc Vietjet Air

Theo công bố mới đây của Forbes, "tỷ phú USD" Nguyễn Thị Phương Thảo xếp thứ 766 trong danh sách những người giàu nhất thế giới, với tổng tài sản 3,1 tỷ USD.

Không chỉ là thuyền trưởng của hãng hàng không Vietjet Air, bà Thảo còn giữ nhiều vị trí chủ chốt tại các ngân hàng, doanh nghiệp.

Cụ thể, bà Thảo đang trực tiếp sở hữu 28,2 triệu cổ phiếu VJC của Vietjet Air và gián tiếp sở hữu 92,1 triệu cổ phiếu VJC (thông qua Công ty Hướng Dương Sunny, đơn vị mà bà Thảo sở hữu 100% vốn điều lệ). Bà Thảo còn trực tiếp sở hữu gần 40 triệu cổ phiếu HDB của HDBank.

Bà Thảo cũng là Chủ tịch HĐQT Công ty Sovico (Sovico Holdings), đơn vị đang sở hữu 14,7 triệu cổ phiếu VJC (tương đương 4,9% vốn điều lệ Vietjet Air) và 130,9 triệu cổ phiếu HDB (tương đương 13,34% vốn điều lệ HDBank).

Mới đây, bà Thảo đã tiếp tục lọt vào danh sách 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017 cho tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn. Trước đó, bà Thảo đã xếp ở vị trí thứ 62 trong danh sách những phụ nữ quyền lực nhất hành tinh năm 2016 do tạp chí Forbes bình chọn.

  1. Bà Cao Thị Ngọc Dung – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc PNJ

Ngoài chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), bà Dung còn đảm nhiệm nhiều cương vị lãnh đạo, quản lý ở nhiều doanh nghiệp khác mà PNJ là cổ đông lớn.

Trước đây, bà còn đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Á, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Năng lượng Đại Việt… và nhiều vị trí lãnh đạo khác.

PNJ của bà Dung đang sở hữu các nhãn hiệu trang sức có uy tín và đẳng cấp tại Việt Nam như: trang sức vàng PNJ, trang sức bạc PNJ Silver, dòng trang sức cao cấp CAO Fine Jewellery...

PNJ đã được xếp vào Top 10 công ty sản xuất và kinh doanh kim hoàn lớn ở khu vực châu Á.

Hiện tại, bà Dung đang nắm 9,2% vốn tại PNJ, tương đương 9.966.714 cổ phiếu; giá trị tài sản của bà Dung lên tới 1.699 tỷ đồng.

  1. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc REE

REE dưới sự dẫn dắt của bà Thanh đã phát triển từ một xí nghiệp cơ khí cũ kỹ, sản xuất thiết bị điện lạnh cho các nhà máy nước đá, thành một thương hiệu trị giá hàng trăm triệu USD.

Được biết, bà Thanh từng tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Ngành Nhiệt lạnh tại Cộng Hòa Liên Bang Đức; Khóa huấn luyện Quản lý doanh nghiệp tại Nhật; Khóa huấn luyện và đào tạo Cán bộ Quản lý-Fullbright (Mỹ).

Năm 2014, bà Mai Thanh đã từng được Tạp chí Forbes vinh danh và đứng thứ 28 trong danh sách 48 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á (ASIA Power Businesswomen).

Tính đến ngày 7/3/2018, Tổng giám đốc REE nắm 7,3% vốn, tương đương 22.711.925 cổ phiếu tại REE; tổng giá trị tài sản trên sàn chứng khoán đạt 851,7 tỷ đồng.

  1. Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG

Bà Nguyễn Thị Nga là người đầu tiên tham gia thành lập ngân hàng tư nhân tại Việt Nam, lần lượt làm Chủ tịch Techcombank và SeABank, hiện sở hữu nhiều sân golf và khách sạn nổi tiếng.

Bà Nga được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 50 người phụ nữ quyền lực nhất Châu Á.

Tính đến ngày 7/3/2018, giá trị tài sản trên sàn chứng khoán của bà Nga là 3,01 tỷ đồng với việc nắm giữ 66.574 cổ phiếu tại ACB.

  1. Bà Trương Thị Lệ Khanh – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC)

Bà Khanh từng tốt nghiệp cử nhân Kinh tế - Đại học Tài chính Kế toán TP HCM.

Trước khi làm việc tại Vĩnh Hoàn, bà Khanh từng làm việc tại Công ty Xuất nhập khẩu Châu Thành An Giang, Công ty Thương Nghiệp Tổng Hợp An Giang, Công ty FIDECO…

Hiện bà Khanh đang nắm giữ số tài sản lên tới 2.046 tỷ đồng với việc sở hữu 39.575.142 cổ phiếu VHC.

  1. Bà Trương Mỹ Lan – Chủ tịch HĐQT Vạn Thịnh Phát

Năm 1992, bà Trương Mỹ Lan thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vạn Thịnh Phát, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng – khách sạn. Sau đó, Vạn Thịnh Phát mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Năm 2007, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tên viết tắt là VTP Group Holdings, với vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng.

Vạn Thịnh Phát để đạt được những thành tựu như ngày hôm nay một phần nhờ vào sự lãnh đạo, dẫn dắt của "nữ tướng" Trương Mỹ Lan. Tuy nhiên, giá trị tài sản của bà Lan hiện vẫn còn là một "ẩn số".

  1. Bà Chu Thị Thanh Hà – Chủ tịch HĐQT FPT Telecom (FTC)

Bà Chu Thị Thanh Hà gia nhập FPT từ năm 1995 với vị trí trợ lý của Tổng giám đốc Trương Gia Bình.

Đến đầu năm 1997, ông Trương Đình Anh thành lập Trung tâm Dữ liệu trực tuyến (FPT Online eXchange - FOX), tiền thân của FPT Telecom bây giờ. Bà Hà tham gia và gắn bó với nơi này cho đến thời điểm hiện tại.

Chủ tịch HĐQT FPT Telecom hiện đang nắm giữ 17.869 cổ phiếu của FPT, 26.132 cổ phiếu FOX. Tính đến ngày 7/3/2018, giá trị tài sản của bà Hà là 3,04 tỷ đồng.

  1. Doanh nhân Trần Uyên Phương - Phó tổng giám đốc Tân Hiệp Phát

Doanh nhân Trần Uyên Phương là người trẻ nhất (37 tuổi) và thuộc thế hệ doanh nhân thành công thứ 2 của Việt Nam kể từ sau khi đất nước chuyển mình sang kinh tế thị trường.

Trần Uyên Phương sinh năm 1981, trong gia đình thương nhân cực kỳ kín tiếng nhưng tiềm lực bậc nhất với bố là ông Trần Quí Thanh (thường gọi là Dr Thanh). Doanh thu năm 2016 của Tân Hiệp Phát là 500 triệu USD và cô mang trong mình trọng trách kế thừa mục tiêu doanh thu 3 tỷ USD cho tập đoàn vào năm 2027.

19 tuổi, Uyên Phương bắt đầu theo học ngành Quản trị kinh doanh tại Singapore. Tốt nghiệp năm 22 tuổi, cô về đầu quân cho tập đoàn của gia đình với vị trí thư ký cho giám đốc marketing.

Một năm sau, Uyên Phương trở thành Giám đốc Dự án ERP (enterprise resource planning), đưa THP từ việc vận hành và kiểm soát bằng giấy, thay đổi toàn bộ quy trình và đưa hệ thống kiểm soát, quản lý bằng phần mềm, tích hợp từ tài chính, kho, mua hàng, kế hoạch và sản xuất.

Từ năm ‎2006-2008, Uyên Phương giữ vai trò chủ lực trong hoạt động truyền thông cho các nhãn hàng của Tân Hiệp Phát. Sau đó, Uyên Phương kiêm nhiệm vị trí CEO công ty Bao bì xanh Thái Bình Dương. Năm ‎2009-2010, giữ vị trí giám đốc marketing và hiện nay bà là Phó tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Năm 2011, Trần Uyên Phương vinh dự được Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Cộng hòa Sudan tại Việt Nam giới thiệu với cương vị Lãnh Sự Danh dự nước Cộng hòa Sudan tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2017 có thể xem là năm “ra mắt” ngoạn mục của Uyên Phương trong giới doanh nhân. Cô ra mắt cuốn sách “Chuyện nhà Dr Thanh” và nhanh chóng trở thành hiện tượng của ngành xuất bản khi ngay lập tức bán được hàng vạn bản.

09iwSfOkff4wd757jnWhM_X0AvH7acsdslaUmPBUkHd3b1ny9784EcEKPpUUwHLweUDhP989-9EZQtyxVLW5vnvE5lXFyfgw17aX1plj2NzUfJyWSlBeDDGAodw5JjwUxjb7n3ia

Doanh nhân Trần Phương Uyên ra mắt cuốn sách về công ty gia đình mình.

Năm 2018 nữ doanh nhân 8X Việt Nam còn ghi dấu ấn khi ra mắt cuốn sách Competing with Giants (tạm dịch Vượt lên người khổng lồ) ngay tại trụ sở của Forbes, Mỹ. Competing with Giants là kết quả nghiên cứu 4 năm của Uyên Phương cùng với sự tham gia của 2 đồng tác giả là nhà báo Jackie Horne (người Anh) và chuyên gia John Kador (người Mỹ).


 

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang