
Toàn cảnh Diễn đàn thúc đẩy hợp tác, liên kết phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp tại Việt Nam
Chương trình nhận được sự quan tâm đông đảo của các đơn vị doanh nghiệp, địa phương, các chuyên gia, HTX, bà con nông dân và các cơ quan quản lý nhà nước. Diễn đàn đã thành công trong việc tạo nền tảng để các bên cùng nhau trao đổi, học hỏi và hợp tác.
Bên cạnh đó, nhiều vấn đề tồn tại trong phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp Việt Nam được đưa ra bàn luận, trong đó việc thu hút các nguồn quỹ tài trợ trong chuỗi giá trị đang gặp nhiều khó khăn. Trình bày tham luận về vấn đề này TS. Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia có chỉ ra các tồn tại như quy mô hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nông dân, nhà sản xuất chưa tiếp cận được các sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng (SCF).

TS. Cấn Văn Lực trả lời tham luận với chủ đề Tài trợ chuỗi cung ứng nông sản Việt - Thực trạng và giải pháp
Để giải quyết các tồn tại trên, TS. Cấn Văn Lực đã đề xuất một số giải giải pháp bao gồm: điều chỉnh, hoàn thiện khung pháp lý nhằm hỗ trợ cho các mô hình sản xuất và kinh doanh nông nghiệp mới. Xây dựng hệ thông cơ sở dữ liệu, thông tin về thị trường, các dự báo về tình hình thị trường để nông dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp có phương hướng trong sản xuất và kinh doanh. Ngoài ra, cần đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển thị trường vốn cho nông sản, trong đó tập trung vào trái phiếu của doanh nghiệp. Đối với các chính sách hỗ trợ của nhà nước, cần tháo gỡ hàng rào thuế quan, thẻ vàng EU, giúp nông sản Việt Nam tiếp cận gần hơn nữa với các thị trường lớn trên thế giới.

Ông Ngô Sỹ Đạt - Giám đốc Viện Nghiên cứu thị trường và thể chế nông nghiệp đánh giá vai trò của HTX trong phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp
Trong chuỗi giá trị nông nghiệp, thì vai trò của hợp tác xã (HTX) là vô cùng to lớn, khi đây là cầu nối liên kết giữa các chủ thể ngày càng bền chặt hơn. Ông Ngô Sỹ Đạt - Giám đốc Viện Nghiên cứu thị trường và thể chế nông nghiệp nhận định HTX Việt Nam với thế mạnh sẵn có là mạng lưới trên khắp cả nước, có thể kết nối với hộ nông dân trong khu vực, đồng thời liên kết với doanh nghiệp, vận chuyển, xây dựng thương hiệu, sản phẩm giá trị và nâng cao thu nhập cho nông dân. Để thúc đẩy chuỗi giá trị, các cơ quan nhà nước cần quan tâm hơn dến việc xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực của HTX, hỗ trợ các nguồn tín dụng nông nghiệp,..
Bên cạch các vấn đề và động lực thúc đẩy trên, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cũng đề cập đến một tác nhận có ảnh hưởng lớn đến chuỗi giá trị nông nghiệp đó là áp dụng luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với mặt hàng phân bón và các loại vật tư nông nghiệp, máy móc thiết bị của sản xuất nông nghiệp. Hiện nay đang diễn ra tranh luận về việc có hay không nên áp dụng thuế GTGT cho các mặt hàng nông nghiệp kể trên.

TS. Võ Trí Thành đưa ra quan điểm về ảnh hưởng của luật thuế (GTGT) đối với mặt hàng phân bón và vật tư nông nghiệp
Việc áp thuế GTGT 0% trong thời gian dài vô hình chung đang ảnh hưởng tiêu cực đến ngành nông nghiệp nói chung và chuỗi giá trị nông nghiệp nói riêng. Vì khi áp thuế 0% đối với nhóm mặt hàng này, khiến sản phẩm phân bón, vật tư nông nghiệp không được khấu trừ về thuế, doanh nghiệp phải tăng chi phí sản xuất và cộng vào giá bán, nông dân phải mua phân bón với giá cao làm giảm thu nhập ảnh hưởng đến kinh tế gia đình. Do vậy cần phải nghiêm túc nghiên cứu để áp dụng thuế GTGT một cách hợp lý, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phân bón, vật tư nông nghiệp trong nước, chi phí sản xuất nông sản của nông dân giảm xuống giúp kích thích toàn chuỗi giá trị đi lên.