Công nghệ 5G có khiến “đẩy giá” smartphone?

Công nghệ 5G có khiến “đẩy giá” smartphone?

Ngay cả những nhà sản xuất smartphone nổi tiếng với triết lý cung cấp các dòng điện thoại giá rẻ và có thiết kế thời trang cũng khó lòng tránh khỏi xu hướng này nếu muốn tích hợp 5G trên thiết bị của mình.


CEO hãng điện thoại OnePlus cho rằng công nghệ 5G không chỉ khiến điện thoại đắt hơn nhiều so với hiện nay, mà việc chuyển vùng tín hiệu, hỗ trợ từ các nhà mạng cũng khó khăn hơn.

Dự đoán những năm tới, sở hữu smartphone flagship sẽ ngày một khó khăn hơn do việc tích hợp nhiều công nghệ sẽ khiến giá bán của chúng tiếp tục được đẩy lên những nấc thang mới.

HbNayUd9JlCb0wrWP2bX6I2DMUEy99WZvgexu-9T-CQ3ZPS3HIh1s2gWt3NXqc4QJ76vcLw6HawcDDeAmKXjQlQ4GflqrEbSIJLjDUcboh-NAKMhtUWTdb3YHkd8k6TGxGDJcQRy

Điện thoại 5G vẫn còn nhiều thách thức để trở nên phổ biến.

Trong số đó, công nghệ 5G vốn được cho là sẽ góp mặt trên nhiều thế hệ smartphone vào năm 2019 dự kiến sẽ "đẩy giá" của sản phẩm từ 200 - 300 USD (tương đương từ 5-7 triệu đồng). Ông Pete Lau - CEO OnePlus đã nhận định trong Hội thảo công nghệ Tech Summit tổ chức bởi Qualcomm khi nói về chiếc smartphone hỗ trợ 5G đầu tiên của hãng. "Sẽ rất khó nói về giá của sản phẩm bởi nó còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng tôi cho rằng sẽ đắt hơn từ 200 - 300 USD", ông Lau nói.

Không chỉ riêng OnePlus, hầu hết các công ty khác tham dự tại Tech Summit cũng đều cảnh giác khi nói về giá bán của smartphone sử dụng 5G, cho thấy chi phí dự kiến của công nghệ này có thể sẽ không hề "dễ chịu" một chút nào. Bên lề sự kiện, Xiaomi đã nhanh chân hé lộ mẫu smartphone đầu tiên trên thế giới dùng chip Snapdragon 855 cùng công nghệ 5G, nhưng cũng chưa có bất kỳ thông tin nào về giá bán.

Một trong những thách thức được đề cập đến là tạo ra những mẫu điện thoại 5G cho nhiều nhà mạng di động khác nhau, vốn vận hành trên các tần số không tương đồng. Ông Lau dự tính việc chuyển điện thoại 5G từ một nhà mạng này sang đơn vị khác sẽ khó hơn nhiều so với thời làm 4G, đồng thời xác nhận OnePlus vẫn chưa tìm được giải pháp để giải quyết vấn đề này. “5G rất khó để đưa lên một thiết bị rồi dùng với tất cả các nhà mạng trên thế giới, hay dù chỉ là một phần trong số đó”, ông nói.

Sóng milimet cũng tạo ra những thách thức riêng cho nhà sản xuất, trực tiếp ảnh hưởng tới việc tạo ra một mẫu điện thoại trông đẹp mắt, ít nhất cũng như các loại máy hỗ trợ 4G hiện nay. Nguyên nhân bởi một thiết bị sẽ phải có rất nhiều ăng-ten, kéo theo yêu cầu thay đổi thiết kế so với hiện nay.

PWXqf9Vung-2y7TXXg-G7jh8271eGHYWNFkEB2eyCzwaznTbI4Y8dnIiZD0qczYxHzfU1urtz2lFcy4GJ-iEUcIMTjAVoJ0ZBrS8q8p3ZF7ym8dF3uGS4FNfsF_3oDo6iDdNBYMS

Nguyên mẫu smartphone tích hợp 5G của Motorola.

Motorola cho biết đã đặt 4 ăng-ten trên mẫu Moto Mod 5G ở các vị trí khác nhau để người dùng có thể cầm máy theo nhiều hướng mà không chắn sóng. Samsung cũng giới thiệu một sản phẩm mẫu có “tai” lệch hoàn toàn sang bên phải màn hình, vị trí có thể chứa thêm một ăng-ten bên trong.

"Ở cấp độ sản phẩm, 5G tỏ ra phức tạp hơn nhiều so với 4G, do đó sẽ tạo ra thách thức cao hơn nhiều cho các nhà sản xuất, đặc biệt là với công nghệ sóng milimet", ông Lau chia sẻ. "Sự có mặt của loại 5G này không chỉ khiến smartphone đắt hơn, mà còn khó để đẹp và mỏng như hiện nay".

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang