Internet truyền đi như thế nào?

Internet truyền đi như thế nào?

Nhiều người nghĩ dữ liệu của chúng ta được lưu trên mây, nhưng không phải như vậy. Chúng chạy dọc đại dương.


Dữ liệu truyền qua sợi cáp nhỏ hơn sợi tóc

wRBDPSIUR_BNPkqwGBXtLvb82qMN86ZydX9wHsQ-VRGdvAl_MbirCcZYXwriCYoCYqVYc4n-oMgsVfq3GQRXF5K4PGYY0sHcm1t-l9maMOIO3sJkJ3ojADxsLLjAMA_bw6jhReA9

Tất cả những gì diễn ra trên Internet là tập hợp của một loạt những ký tự nhị phân, được truyền dẫn xuyên qua đại dương bên trong những sợi cáp mỏng như sợi tóc. Trong quãng thời gian bạn đọc xong câu trên, dữ liệu đã kịp đi vài vòng Trái Đất.

Hơn 1 triệu km cáp quang đã được sử dụng để kết nối lục địa Âu - Á và châu Mỹ. Mặc dù hiện tại các phương tiện liên lạc không dây đã rất phổ biến, cách hiệu quả nhất để truyền tín hiệu xuyên qua đại dương vẫn là dùng cáp quang.

“Nhiều người nghĩ dữ liệu của chúng ta được lưu trên mây, nhưng không phải như vậy. Chúng chạy dọc đại dương”, bà Jayne Stowell, người phụ trách dự án cáp quang của Google chia sẻ.

Sợi cáp quang ban đầu chỉ là một tập hợp những sợi thủy tinh. Dữ liệu được truyền dưới dạng ánh sáng là những tia laser, phản xạ liên tục ở thành sợi thủy tinh và di chuyển với tốc độ ánh sáng.

Chính những tia sáng này sẽ được truyền từ đầu này qua đầu kia đại dương, và ở điểm đến sẽ được đưa vào một mạng lưới để cuối cùng trở thành những email hay trang web hiển thị trên thiết bị của chúng ta.

Nói cách khác, mặc dù phần lớn thiết bị hiện nay đều sử dụng những kết nối không dây như 4G hay Wi-Fi, tất cả những mạng không dây này đều có nền tảng là mạng có dây để có thể truyền dẫn dữ liệu.

Những khó khăn không thể lường trước

 

JEy-dEpDn0vIILZNUPc0spkuk03HMhFQccRZ9NKAvrrVFEQjVW-sKfZWSN0Jrwb6SkndtUQV5BYdkA7AOpza7Xsr6kPUVIKToXSbodxct-2vl9eoIQmwg5xCXqrAGXgqqi158fZe

Các kỹ thuật viên trên tàu Durable đang đưa tuyến cáp vào bể chứa của tàu

Việc lắp đặt một hệ thống cáp quang xuyên biển thường phải được lên kế hoạch trước 1 năm để tránh những rủi ro về thiên tai. Tuy nhiên, kể cả khi đã đặt được xuống đáy đại dương, sợi cáp vẫn phải chịu những dòng nước mạnh, đá rơi, động đất hay cả những tác động từ tàu đánh cá. Mỗi sợi cáp có thời hạn sử dụng khoảng 25 năm.

Chiếc tàu Durable sẽ mang trên mình khoảng gần 6.500 km cáp, với trọng lượng 3.500 tấn. Để đưa cáp lên tàu, sợi cáp phải được đặt thủ công vào bể chứa. Một người công nhân sẽ cầm sợi cáp và đi quanh trục của bể, trong khi những người khác phải nằm đè lên cáp để tránh cho nó bị rối. Một đội có hàng chục người sẽ phải mất tới 4 tuần mới có thể hoàn thành việc đưa cáp vào bể chứa của tàu.

Sau dự án này, Google sẽ tiếp tục triển khai dự án cáp nối giữa Virginia và Pháp, dự kiến hoàn thành vào năm 2020. Họ có tổng cộng 13 trung tâm lưu trữ trên khắp thế giới, và đang xây dựng 8 trung tâm nữa. Tất cả những trung tâm này sẽ được nối với nhau bằng những tuyến cáp biển, và là nền tảng cho hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày trên Google.

Khi mà ngày càng nhiều công ty cung cấp và phụ thuộc vào dịch vụ lưu trữ đám mây, nhu cầu cho những tuyến cáp mới sẽ tăng lên. Những công nghệ của tương lai như 5G, AI hay xe tự lái đều yêu cầu dữ liệu tốc độ cao. Kể cả những công nghệ phát Internet tới những vùng khó khăn như các nước nghèo, vùng núi cũng đều được dựa trên những tuyến cáp biển.

 

“Đây là phần hạ tầng quan trọng nhất giúp cho mọi việc đều tốt đẹp. Mọi dữ liệu đều đang được truyền qua những tuyến cáp biển”, bà Debbie Brask, phó chủ tịch của SubCom, đối tác của Google trong dự án này chia sẻ.

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang