Kinh doanh vàng trang sức phải xin phép, Việt Nam khó chen chân vào chuỗi chế tác vàng khu vực

Kinh doanh vàng trang sức phải xin phép, Việt Nam khó chen chân vào chuỗi chế tác vàng khu vực

Luật Đầu tư 2000 đưa toàn bộ hoạt động kinh danh vàng, trong đó có vàng trang sức, mỹ nghệ vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều này đang làm mất đi cơ hội để Việt Nam trở thành trung tâm chế tác vàng khu vực.

Nguồn:Nhà đầu tư

Tại Hội thảo "Nhận diện khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và kiến nghị", do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 14/7/2025, ông Đinh Nho Bảng - Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam (VGTA) đã bày tỏ niềm vụ\ui khi chia sẻ thông báo kết luận của Ban Bí thư về ý kiến của Tổng bí thư Tô Lâm về phát triển thị trường vàng.

Theo ông, từ trước đến nay chưa có lãnh đạo cấp cao nào nói về chuyên đề vàng, rất cụ thể, minh bạch như Tổng bí thư.

“Những vướng mắc hiện nay về pháp luật, đó là Nghị định 24/2012/NĐ-CP về kinh doanh vàng miếng, VGTA đã có văn bản gửi Bộ Tư pháp và trong cuộc họp thẩm định tới đây hy vọng sẽ được tiếp thu…”- Chủ tịch VGTA bày tỏ.

Tuy nhiên, ông tỏ ra băn khoăn khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP đã tồn tại 13 năm vẫn không được thay thế mới mà Ban soạn thảo đề xuất chỉ sửa đổi. “Tôi nghĩ luật 13 năm đã phải sửa rồi, nữa là nghị định:”- Ông Bảng nói, và cho biết VGTA đã đề nghị làm nghị định mới để dễ đọc, dễ hiểu, dễ giải thích, dễ thực hiện hơn… nhưng vẫn chỉ là nghị định sửa đổi, gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý.

Về kinh doanh vàng, năm 2000, VGTA đã kiến nghị Quốc hội về việc kinh doanh vàng là kinh doanh có điều kiện. Trước đây, kinh doanh vàng chỉ có xuất khẩu vàng miếng là kinh doanh có điều kiện, còn kinh danh vàng trang sức, mỹ nghệ là không có điều kiện, nhưng sau này Luật Đầu tư năm 2000 đưa toàn bộ kinh danh vàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện, trong đó có vàng trang sức, mỹ nghệ.

“Dây là khó khăn lớn cho doanh nghiệp mà vừa rồi Tổng bí thư nói khuyến khích sản xuất mặt hàng này, đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của khu vực. Chúng tôi nghĩ đây là mục tiêu rất chiến lược nhưng bây giờ vàng trang sức, mỹ nghệ vẫn nằm trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện…:- Chủ tịch VGTA chia sẻ.

Chủ tịch VGTA ông Đinh Nho Bảng phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Thanh Thanh 

Ông cũng tự tin khẳng định tiềm năng của Việt Nam vô cùng to lớn và hoàn toàn có thể trở thành một trung tâm sản xuất, chế tác vàng và trang sức hàng đầu khu vực, cạnh tranh sòng phẳng với các quốc gia có ngành vàng phát triển như Thái Lan, Indonesia hay Malaysia.

“Các nước này dù không có mỏ vàng nhưng vẫn xuất khẩu vàng rất mạnh nhờ tập trung vào chế tác, tạo ra giá trị gia tăng cao. Đây chính là con đường mà Việt Nam cần hướng tới…”- Chủ tịch VGTA cho biết thêm.

Ông quả quyết, nếu được cởi trói và phát triển đúng hướng, chỉ riêng việc xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ đã có thể mang về cho đất nước 5-7 tỷ USD mỗi năm.

“Vừa rồi chúng tôi đã báo cáo Chính phủ, Ngân hàng nhà nước. Mỗi năm chúng ta nhập khẩu vàng nguyên liệu khoảng 5 tỷ USD thì chỉ cần xuất khẩu một nửa thôi đã thu về 2,5- 3 tỷ USD. Đặc biệt, ngành sản xuất vàng trang sức tạo ra giá trị gia tăng từ lao động rất cao, lên đến 25%. Đây là một ngành tạo ra nhiều việc làm, giải quyết vấn đề xã hội và mang lại nguồn ngoại tệ quý giá, nên rất cần khuyến khích…”- Chủ tịch VGTA nhấn mạnh và đề nghị đưa kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Nhà đầu tư
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang