Vực dậy thị trường xuất khẩu, tháo gỡ cho doanh nghiệp

Vực dậy thị trường xuất khẩu, tháo gỡ cho doanh nghiệp

Lĩnh vực xuất khẩu đã và đang chịu tác động mạnh bởi nhiều thách thức, khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Làm sao để thúc đẩy thị trường xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2023, tháo gỡ cho doanh nghiệp?

Nguồn:VOV Giao thông

Thông tin trong nước và quốc tế

Ảnh minh họa: Báo điện tử Chính phủ

Ảnh minh họa: Báo điện tử Chính phủ

# NHNN vừa ban hành Thông tư 06/2023 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

Theo đó, yêu cầu các tổ chức tín dụng, kiểm soát việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, nâng cao chất lượng tín dụng, nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế.

Thông tư 06 bổ sung quy định về một số nhu cầu vốn tổ chức tín dụng không được cho vay mà những nhu cầu vốn cho vay này trong thời gian qua, NHNN cũng đã có các văn bản cảnh báo tổ chức tín dụng. 

# Dự kiến 6 tháng cuối năm, mặt hàng gạo sẽ XK thêm 4 triệu tấn, đưa kim ngạch cả năm đạt 8 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so với năm ngoái và mang về 4 tỷ USD. 

# Trước đó, từ đầu năm, Việt Nam có 27 mặt hàng đạt kim ngạch XK trên 1 tỉ USD, trong đó có 5 mặt hàng XK trên 10 tỉ USD, chiếm hơn 57% tổng kim ngạch XK. 

# Theo Hội Môi giới BĐS VN, năm 2023, các cơn sốt đất nền dự báo sẽ quay trở lại nhưng xảy ra ở thời điểm muộn hơn, có thể trong quý 3 hoặc ở giai đoạn cuối năm. 

# Trong khi đó, ghi nhận cho thấy, bước sang quý III, thị trường chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cơ bản vẫn "khan" nguồn cung mới, dự án mới so với nhu cầu thực tế.

# Dù mức lương cơ sở đã tăng 20,8% từ ngày 1/7, song nhiều người lao động lo ngại, họ vẫn sẽ phải chật vật tính toán chi tiêu bởi giá nhiều loại hàng hóa tiêu dùng cũng đã bắt đầu “rục rịch” tăng từ tháng 7. 

# Tại TPHCM, trước việc giá hàng hóa xu hướng tăng, Sở Công thương thành phố sẽ tiếp tục thực hiện chương trình bình ổn giá và khuyến mại tập trung với sự tham gia của hàng ngàn doanh nghiệp sản xuất, phân phối. 

Các chỉ số lạm phát tại Hoa Kỳ giảm rõ rệt trong tháng 6. Ảnh: BBC

Các chỉ số lạm phát tại Hoa Kỳ giảm rõ rệt trong tháng 6. Ảnh: BBC

# Việc các chỉ số lạm phát tại Hoa Kỳ giảm rõ rệt trong tháng 6 đang giúp thị trường củng cố kỳ vọng FED sẽ chỉ tăng lãi suất thêm 1 lần cuối cùng vào cuối tháng 7 này và chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ lần này sắp kết thúc. 

# Không chỉ vậy, diễn biến của chỉ số US Dollar Index và lợi suất trái phiếu Mỹ cũng đang phản ánh tâm lý của thị trường tiền tệ rằng mức lãi suất hiện tại đã gần như đạt đỉnh. 

# Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh và Nhật Bản ngày vừa ký kết thỏa thuận nối lại tiến trình đàm phán về hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên sau nhiều năm bị gián đoạn. 

# Và trái ngược với dự báo giá cả sẽ bước vào giai đoạn ổn định giảm trong nửa cuối năm, giá thực phẩm và ăn uống tại nhà hàng ở Hàn Quốc đang có xu hướng tăng mạnh. 

# Lĩnh vực xuất khẩu đã và đang chịu tác động mạnh bởi nhiều thách thức, khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Làm sao để thúc đẩy thị trường xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2023, tháo gỡ cho doanh nghiệp?

Ảnh minh họa: TTXVN

Ảnh minh họa: TTXVN

Thực tế hiện nay cho thấy, mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 6% trong năm 2023, với kim ngạch xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt gần 400 tỷ USD là vô cùng thách thức.

Đề cập đến những giải pháp nhằm tạo động lực cho tăng trưởng xuất khẩu, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thông cho biết: "Trong khó khăn chung hiện nay thì ta thấy có một điểm tích cực, đó là việc lực lượng sản xuất của chúng ta cũng vẫn được duy trì rất tốt và vẫn tiếp tục là địa điểm thu hút đầu tư. Thứ hai, chúng ta cũng đang phát huy tốt việc tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) để duy trì xuất khẩu vào các thị trường chính. Ở đây chúng ta nhìn nhận mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 6% năm 2023 là vô cùng thách thức. Và những giải pháp ta cần triển khai nó sẽ bao gồm cả những cái việc là tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp tận dụng các hiệp định thương mại tự do".

Nhận định xuất khẩu đã có đà phục hồi, tăng trưởng trở lại song vẫn còn rất nhiều khó khăn phía trước, Bộ Công Thương cho biết, sẽ đẩy mạnh 8 giải pháp để thúc xuất khẩu trong 6 tháng còn lại của năm.

Trong đó, ông Trần Duy Đông - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhấn mạnh việc phối hợp với các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cho biết thêm: "Chúng tôi sẽ tập trung vào việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về xuất nhập khẩu, kiến nghị những chính sách tài thêm về khóa tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng nguồn cung, tiết giảm chi phí và tạo ra nhiều sản phẩm cạnh tranh hơn. Thứ hai là Bộ và Cục XNK sẽ chủ trì triển khai đồng bộ các chương trình trong chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóavà chiến lược phát triển một số mặt hàng chủ lực".

Còn ông Đỗ Quốc Hưng, Phó Vụ Trưởng Vụ thị trường Châu Á, Châu Phi, Bộ Công thương cho biết: Châu Á, Châu Phi hiện đang chiếm tới 68% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với khoảng 500 tỷ USD. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chưa có nhiều kế hoạch dài hơi cho những thị trường rất tiềm năng này: "Riêng thị trường Châu Phi nhập khẩu khoảng hơn 600 tỉ USD/năm nhưng chúng ta mới chiếm có 0,8% thị phần… Như vậy là chúng ta thấy rằng từ thị trường xa đến những thị trường gần, ngay cả những thị trường mà chúng ta tưởng là rất là gần gũi thì cũng còn nhiều dư địa và những thị trường ngách mà chúng ta chưa khai thác hết".

Bên cạnh đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại theo các hình thức truyền thống, trực tiếp gắn với trực tuyến, online, kết nối với các cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tiếp tục được thúc đẩy trong thời gian tới: "Trong thời gian qua, đặc biệt là 6 tháng vừa qua, chúng tôi đã đón hàng trăm đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc cũng như của các doanh nghiệp từ khắp các nơi trên thế giới như Đức, châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… vào Việt Nam, tới từng địa phương để mua hàng, kết nối B2B giao thương. Thì tôi cho rằng hình thức này sẽ góp phần làm cho nhiều doanh nghiệp trên các địa phương hơn tiếp cận được với các nhà mua hàng quốc tế".

Theo các chuyên gia, xuất khẩu vốn đang tăng trưởng chậm có thể được cải thiện trong thời gian tới bản thân doanh nghiệp chú trọng vào “sản xuất xanh” và phát triển “thương hiệu xanh”, qua đó sẽ kéo được đơn hàng nhiều hơn.

Tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng: "Thị trường bây giờ đòi hỏi yêu cầu xanh hơn bao giờ hết. Mấy năm trước chúng ta có những cam kết chính trị, sáng kiến về sản xuất xanh có nhưng các doanh nghiệp chưa mặn mà. Còn nếu bây giờ doanh nghiệp không mặn mà thì “chết” vì không xanh thì người ta không mua".

Bên cạnh đó, một số giải pháp trọng tâm để thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm cũng được Bộ Công Thương nhấn mạnh,  như tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, tập trung vào xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam uy tín, Tận dụng hiệu quả cơ hội từ các Hiệp định thương mại…

VOV Giao thông
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang