
Số ca cúm A tăng, nhiều người dân Hà Nội đi tiêm vaccine
Số ca cúm A tăng, nhiều người dân Hà Nội đi tiêm vaccine
Hơn 100 ca cúm A được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) chỉ trong vòng 7 ngày đầu tháng 2.2025.
Hơn 100 ca cúm A được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) chỉ trong vòng 7 ngày đầu tháng 2.2025.
Bác sỹ khuyến cáo người dân không tự ý mua thuốc điều trị cúm A. Ảnh: Lệ Hà
Ngày 7.2, ghi nhận của PV Báo Lao Động tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), đông bệnh nhân đến khám bệnh về cúm A và cúm mùa. Trong đó, phần lớn là trẻ em và người cao tuổi. Nhiều bệnh nhân đang phải nằm viện do biến chứng viêm phổi đặc biệt là viêm phổi thùy do cúm A.
Thống kê từ đầu năm 2025 đến nay, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) đã tiếp nhận khoảng 500 ca cúm A (dương tính), trong đó từ đầu tháng 2 đến nay, bệnh viện tiếp nhận hơn 100 ca cúm A. Ngoài ra, số bệnh nhân bị sốt và viêm đường hô hấp đến khám cũng đông.
Bệnh nhân cúm A đang điều trị tại Bệnh viện GTVT. Ảnh: Minh Hạnh
Thống kê tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đống Đa (Hà Nội), từ đầu năm đến nay, bệnh viện tiếp nhận nhiều ca bệnh nhân cúm A và hiện đang điều trị 134 người bệnh. Trong đó có 1 trường hợp đang nằm buồng cấp cứu để theo dõi sức khỏe.
Theo TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, khi những người bệnh bị biến chứng viêm phổi sẽ phải tiêm kháng sinh. Bác sĩ cho biết nếu bệnh nhân không được phát hiện sớm sẽ gây biến chứng như tạo các tổn thương ở phổi, điều trị sẽ khó khăn hơn.
Ghi nhận tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (Sở Y tế Hà Nội), sáng 7.2 có trên 100 người đến tiêm phòng cúm A.
Theo ông Nguyễn Chí Đoàn (65 tuổi, trú tại huyện Đan Phượng), nghe thông tin dịch cúm đang bùng phát, ông đã đi tiêm vaccine phòng virus.
TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tư vấn cho bệnh nhân. Ảnh: Minh Hạnh
Anh Trần Anh Vương (47 tuổi, trú tại Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội) cũng cho biết, là người vận chuyển hàng hóa, thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều người, nên anh đi tiêm phòng cho yên tâm. Anh phải lên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội số 70 Nguyễn Chí Thanh để tiêm phòng.
“Mức giá 320.000 đồng/liều vaccine của Hà Lan và 340.000 đồng/liều vaccine của Pháp phù hợp với điều kiện của đa số người dân”, anh Vương cho biết.
Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo - Phụ trách Khoa Nội hô hấp và các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Giao thông Vận tải cho biết, thông thường sau tiêm khoảng 2 tuần mới có kháng thể.
“Nhiều bệnh nhân khi test ở nhà thì âm tính, nhưng khi đến viện test thì dương tính. Do đó, bệnh nhân phải đến bệnh viện và cơ sở y tế uy tín để thăm khám, không nên tự test và uống thuốc”, bác sĩ Thảo khuyến cáo.
Liên quan đến vấn đề này, TS Nguyễn Thị Thúy Hằng cũng khuyến cáo người dân khi có các triệu chứng về sốt, viêm đường hô hấp, hay các triệu chứng bất thường không hạ sốt được cần phải tới các cơ sở y tế để thăm khám để sàng lọc cúm A hoặc sởi, rubella để bệnh viện phân luồng khám riêng nhằm tránh lây lan.
Nội dung đang cập nhật...
Giấy phép số: 218/GP-TTĐT do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cấp
Địa chỉ: Tầng 3, nhà D, Nhà khách La Thành, số 226 Vạn Phúc, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0877459777 - Email: nhat.cao@bcsi.edu.vn
Website: www.bcsi.edu.vn
Copyright © 2016 by BCSI