Việt Nam trước cơ hội phát triển năng lượng tái tạo

Việt Nam trước cơ hội phát triển năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, việc có cơ chế mua bán điện trực tiếp cũng góp phần tăng trưởng cho doanh nghiệp phát triển năng lượng sạch.

Nguồn:Doanh nghiệp hội nhập

Trước áp lực từ nhu cầu năng lượng gia tăng và thách thức môi trường, Việt Nam đã đặt ra những bước chuyển mạnh mẽ với loạt chính sách mới như Nghị định 80/2024, 135/2024 và cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA). Câu hỏi đặt ra là, liệu các giải pháp này có thể đưa Việt Nam đến gần hơn với mục tiêu phát triển bền vững, vừa đảm bảo tăng trưởng vừa bảo vệ môi trường?

DPPA – Cầu nối giữa doanh nghiệp và năng lượng sạch

Nhu cầu điện tại Việt Nam liên tục tăng trong những năm qua, gây sức ép lên hệ thống điện và đòi hỏi sự đổi mới trong cơ cấu nguồn cung. Chính phủ Việt Nam đã nắm bắt xu thế toàn cầu bằng cách đưa ra những chính sách nhằm khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, tạo động lực cho doanh nghiệp và người dân sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường.

Việt Nam trước cơ hội phát triển năng lượng tái tạo
Ngày càng nhiều các hội thảo về năng lượng tái tạo cũng như hoàn thiện khung pháp lý cho các nhà cung cấp giải pháp năng lượng tái tạo.

Nghị định 80/2024 với cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) cho phép doanh nghiệp và nhà sản xuất năng lượng tái tạo hợp tác trực tiếp, mở ra cơ hội giảm chi phí, tăng tính minh bạch và ổn định nguồn cung điện cho các doanh nghiệp lớn. Có hai mô hình chính trong cơ chế này:

Giao dịch qua kết nối riêng biệt: Các doanh nghiệp có thể ký hợp đồng mua điện từ nhà sản xuất năng lượng tái tạo và sử dụng nguồn điện thông qua kết nối riêng.

Giao dịch qua lưới điện quốc gia: Doanh nghiệp mua điện từ nhà sản xuất qua lưới điện quốc gia, thông qua hợp đồng chênh lệch giá. Đây là lựa chọn linh hoạt và phù hợp với các doanh nghiệp sử dụng điện lớn.

Khuyến khích sản xuất điện mặt trời mái nhà

Nghị định 135/2024 tập trung thúc đẩy việc lắp đặt và sử dụng điện mặt trời mái nhà, tạo cơ hội cho hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ tự sản xuất năng lượng. Điện dư thừa có thể bán cho EVN, vừa tạo nguồn thu nhập vừa góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững.

Việt Nam trước cơ hội phát triển năng lượng tái tạo
Alena Energy đưa ra nhiều giải pháp lắp đặt năng lượng mái nhà. (Nguồn ảnh Internet).

Gần đây, Alena Energy đã hợp tác với Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) để triển khai cơ chế DPPA, cung cấp giải pháp năng lượng tái tạo cho các doanh nghiệp lớn. Ông Phan Ngọc Ánh, Giám đốc Alena Energy, chia sẻ: “DPPA không chỉ là giải pháp giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí mà còn mở ra cơ hội đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính. Chúng tôi luôn mong muốn đồng hành cùng các doanh nghiệp trên con đường hướng tới một tương lai năng lượng sạch, hiệu quả và thân thiện với môi trường. Hợp tác của Alena Energy với EVNGENCO3 để triển khai mô hình DPPA cho thấy tiềm năng mạnh mẽ của các chính sách này trong việc mang lại lợi ích kinh tế và môi trường".

Việc triển khai DPPA không chỉ giúp các doanh nghiệp lớn tiếp cận với nguồn năng lượng tái tạo mà còn mở ra cơ hội phát triển các mô hình kinh doanh bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường. Những giải pháp như của Alena Energy đang tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp giảm thiểu dấu chân carbon, góp phần vào việc bảo vệ hệ sinh thái và mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng. Điều này khẳng định rằng, sự hợp lực giữa các đơn vị tư nhân và chính phủ có thể là chìa khóa cho quá trình chuyển đổi năng lượng thành công, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ năng lượng bền vững toàn cầu.

Doanh nghiệp hội nhập
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang