Giống về hình thức, mẫu mã sản phẩm. Nếu nhìn bằng mắt thường khó có thể phân biệt được đâu là sản phẩm nước yến thật thật, đâu là sản phẩm nước yến giả. Và đây cũng là một trong những mặt hàng tiêu dùng trong nước bị làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhiều nhất hiện nay, đặc biệt là trên môi trường online. Nhiều tài khoản trên các nền tảng thương mại điện tử sử dụng hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp để rao bán nhưng sau đó người mua hàng nhận lại là hàng kém chất lượng.
Không chỉ với doanh nghiệp trong nước, việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng diễn ra cả với các doanh nghiệp nước ngoài có sản phẩm đang được nhập khẩu chính hãng về Việt Nam. Hiện nay trên thị trường online và offline đã dần xuất hiện hàng giả, hàng xâm phạm quyền với giá bán rẻ hơn hàng chính hãng
Để đấu tranh hiệu quả với các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ, nhiều chuyên gia khuyến nghị, cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ và hiệu quả hơn giữa các cơ quan chức năng và các chủ sở hữu nhãn hiệu chính hãng.
Dưới sự chỉ đạo đồng bộ, toàn lực lượng QLTT đã xử lý trên 30.000 vụ việc vi phạm trong 11 tháng năm 2024. Trong đó, số vụ vi phạm về hàng giả, hàng xâm phạm quyền, hàng không rõ nguồn gốc là gần 12.000 vụ (chiếm gần 35% các vụ việc vi phạm, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2023).Con số trên cho thấy, tình trạng hàng hoá vi phạm sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, chính quyền, các doanh nghiệp, cá nhân cũng cần nhìn nhận và có thái độ tích cực hơn nữa trong công cuộc đấu tranh, chống vi phạm sở hữu trí tuệ.