Ông Vũ Xuân Trường, Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho rằng: “Rõ ràng người tiêu dùng có niềm tin vào hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ, chất liệu sản phẩm như hàng “xách tay” nên họ chọn mua. Đến khi nào Việt Nam sẽ cho ra đời sản phẩm có nhãn xanh, mà người tiêu dùng cứ thấy là mua, không e ngại”?

ảnh 1

Sản phẩm xanh, sạch thường có giá cao

Chiến lược xanh được coi là xu hướng tất yếu, là vũ khí chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng nó để cạnh tranh tốt hơn, tạo sự khác biệt tốt hơn, bảo vệ doanh nghiệp tốt hơn và chiếm thị phần tốt hơn. Đây là xu hướng chung trên thế giới và sự “đổi màu” gắn với thương hiệu cũng đang được nhiều doanh nghiệp thực hiện tại Việt Nam, ví dụ: đô thị xanh EcoPark, bóng đèn Điện Quang sử dụng năng lượng mặt trời, cam Kỳ Yến (cam Vinh) cam kết sản xuất sạch, giao trực tiếp từ trang trại đến tay người tiêu dùng…

“Thế giới đánh giá rất cao các tập đoàn thương hiệu hướng đến yếu tố xanh”- ông Vũ Xuân Trường nói. Và việc tin tưởng hàng xách tay là một trong những minh chứng cho việc người Việt đang hướng tới sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tuy nhiên, có một thực tế là mặc dù người tiêu dùng rất muốn tiêu dùng sản phẩm xanh nhưng không phải ai cũng tình nguyện bỏ ra một số tiền lớn mà mua hàng hóa mù mờ không biết có sạch thật hay không.

Kéo theo đó, doanh nghiệp thiếu kiên trì trong phát triển thương hiệu xanh, bởi vì để tạo ra sản phẩm xanh, sạch, cần chi phí đầu tư lớn. Giá thành sản phẩm khi đó sẽ cao, người tiêu dùng khó chấp nhận. Còn nếu giảm chi phí thì độ xanh, sạch của sản phẩm cũng giảm, niềm tin của người tiêu dùng lại lung lay.

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, Việt Nam mong muốn có khoảng 10 thương hiệu lớn trên thế giới, nhưng con số này còn ít. “Nếu chúng ta không có thương hiệu thì gạo, cà phê, tôm… sẽ mãi mù mịt”- ông Lê Đăng Doanh cảnh báo. 

Theo ANTĐ

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang