Chuyển đổi xanh là ‘mệnh lệnh của thị trường’, doanh nghiệp xuất khẩu Việt muốn tồn tại thì phải tuân theo!

Chuyển đổi xanh là ‘mệnh lệnh của thị trường’, doanh nghiệp xuất khẩu Việt muốn tồn tại thì phải tuân theo!

Tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu cùng những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 đã tạo ra những xu hướng mới cho ngành sản xuất trên thế giới. Thị trường nhập khẩu quốc tế ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe hơn. Để không bị “loại khỏi cuộc chơi”, chuyển đổi xanh là điều tất yếu đối với doanh nghiệp Việt.

Nguồn:Cafebiz

“Chuyển đổi số” và “xuất khẩu xanh” là hai đề tài “nóng”, được bàn luận nhiều nhất tại Diễn đàn và Hội chợ Xuất khẩu Tp. HCM 2023 do Sở Công thương tổ chức vừa qua. Theo các chuyên gia tham dự, thị trường quốc tế đang dịch chuyển mạnh mẽ theo hai xu hướng này và sự thay đổi chính là yêu cầu tất yếu để các doanh nghiệp Việt có thể trụ lại trong cuộc chơi đầy khốc liệt này. Lấy ví dụ về cuộc bứt phá ngoạn mục của ngành dệt may Bangladesh, nhiều dẫn chứng thực tế tại Diễn đàn cho thấy, “chuyển đổi xanh” chính là yếu tố nhằm bảo vệ sức cạnh tranh, duy trì sản xuất và mở ra cơ hội xuất khẩu quốc tế của các doanh nghiệp Việt.

Những thị trường truyền thống của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… ngày càng có yêu cầu cao về các yếu tố bền vững, bao gồm cả yếu tố về môi trường, xã hội, kinh tế trong toàn chuỗi cung ứng của sản phẩm. Do vậy, nhiều ngành hàng đã ghi nhận mức sụt giảm đơn hàng lên tới 30 – 40%. Điều này đã tạo nên những thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Chuyển đổi xanh là ‘mệnh lệnh của thị trường’, doanh nghiệp xuất khẩu Việt muốn tồn tại thì phải tuân theo! - Ảnh 2.

“Tư duy “kinh tế xanh” đã mang tính “cưỡng bức” mạnh mẽ. Các quy định về sản xuất xanh, bảo vệ môi trường và tái chế nguyên liệu thừa đã trở thành quy định nhằm tính điểm trong đơn hàng. Các doanh nghiệp đạt chỉ số môi trường, xã hội và quản trị (chỉ số ESG) sẽ nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn” – TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - cho biết.

Tại diễn đàn, các chuyên gia cũng cho rằng chuyển đổi xanh là yêu cầu bắt buộc, thậm chí là mệnh lệnh của thị trường. Doanh nghiệp xuất khẩu Việt muốn tồn tại thì phải tuân theo mệnh lệnh đó. Tuy nhiên, để làm được điều này, với đặc thù của nền kinh tế, cần có sự nỗ lực, phối hợp từ hai phía: doanh nghiệp và Nhà nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, địa phương cũng cần đẩy mạnh liên kết vùng, nhằm khai thác tối đa lợi thế của cả vùng và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Ví dụ như tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, Tp. Hồ Chí Minh có lợi thế vượt trội về công nghệ, nhân lực, hạ tầng kinh tế - xã hội; có điều kiện hội nhập tốt với khu vực và thế giới… Do vậy, địa phương này sở hữu tiềm năng to lớn để chuyển dịch mô hình tăng trưởng xanh và bền vững, cần trở thành “đầu tàu” của cả vùng kinh tế phía Nam nói riêng cũng như toàn quốc nói chung.

Trong khi đó, các địa phương còn lại trong vùng đang dẫn đầu về đầu tư, thương mại, dịch vụ, du lịch thì cần liên kết lại với nhau để khai thác tối đa nguồn lực, hình thành những khu công nghiệp sinh thái, khu đô thị - công nghiệp, dịch vụ sinh thái hiện đại, có tính cạnh tranh cao.

Theo ông Nguyễn Duy Minh - Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh cần đón vai trò “nhạc trưởng”, chủ động dẫn dắt và liên kết vùng trong chiến lược chuyển đổi xanh về nghiên cứu mô hình chuyển đổi xanh cho từng ngành. Cùng với đó, với vai trò là trung tâm nghiên cứu lớn nhất Việt Nam, Thành phố cần tăng cường hỗ trợ đào tạo doanh nghiệp đạt được các chứng chỉ xanh như LEED, cập nhật chương trình đào tạo… Trong đó, chú trọng công tác nghiên cứu về cơ chế CBAM, tín chỉ carbon để tạo lợi thế cạnh tranh cho xuất khẩu với các thị trường trọng điểm như EU, Nhật, Mỹ...

Chuyển đổi xanh là ‘mệnh lệnh của thị trường’, doanh nghiệp xuất khẩu Việt muốn tồn tại thì phải tuân theo! - Ảnh 3.

Cùng quan điểm đó, GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho biết: “Nếu như trước đây Việt Nam chỉ thu hút đầu tư vào lĩnh vực dệt may, da giày thì giờ đây chúng ta đang chú trọng thu hút vào lĩnh vực công nghệ cao. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2022, có tới 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của TP. Hồ Chí Minh đến từ khu công nghệ cao. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang dần thay thế các doanh nghiệp FDI trong việc cung ứng nguyên liệu sản xuất trong nước”.

“Vấn đề quan trọng là phân công và hợp tác trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư, thương mại, du lịch, dịch vụ giữa các địa phương để khai thác lợi thế của cả vùng; liên kết với các vùng kinh tế trọng điểm khác để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành mạnh về đầu tư trong nước và FDI để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, dẫn tới liên kết vùng không bền vững. Điều này được thể hiện qua việc thu hút nguồn lực của các địa phương, người lao động đổ dồn về những đô thị trung tâm, quá sức chịu đựng, một số khu vực không còn động lực phát triển”, GS.TSKH Nguyễn Mại nhấn mạnh.

Cafebiz
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang