Ấn Độ hạn chế xuất khẩu thuốc, đại dịch Covid-19 gây thiếu hụt cung ứng dược phẩm ngắn hạn

Ấn Độ hạn chế xuất khẩu thuốc, đại dịch Covid-19 gây thiếu hụt cung ứng dược phẩm ngắn hạn

Dịch virus Corona bùng nổ đã khiến ngành Dược phẩm tại Trung Quốc lúng túng đóng cửa suốt nhiều tuần liền, đặc biệt là các nhà máy sản xuất tá dược và nguyên liệu làm thuốc như thuốc kháng sinh, vitamin cung ứng cho Ấn Độ dấy lên nguy cơ thiếu hụt nguồn thuốc cung ứng toàn cầu.


Thế giới không chỉ kết nối với nhau thông qua internet mà còn thông qua hệ thống thị trường kinh tế giao dịch toàn cầu, khi TQ – chuỗi cung ứng với nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới đang gặp nạn đầu năm với coronavirus với việc phong tỏa hơn 46 triệu dân xung quanh khu vực Hồ Bắc (lệnh phong tỏa lớn nhất lịch sử thế giới) thành phố Vũ Hán lại là trung tâm trung chuyển mạnh nhất tại đây.

Có thể hiểu mọi sự biến động của Trung Quốc sẽ làm ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP của TQ, từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Đại dịch coronavirus bùng phát đang làm đau đầu các nhà lãnh đạo và kinh tế toàn cầu khi phải đo lường thiệt hại có thể do loại virus này gây ra.

Quay về lịch sử về dịch cúm gần nhất SARS năm 2002-2003 khi tăng trưởng của TQ còn mạnh khoảng 10%, thiệt hại kinh tế do loại virus này gây ra với tỉ lệ tử vong cao hơn Virus Vũ Hán (2019-nCov- tính đến thời điểm hiện tại) đã ảnh hưởng đến 1.1-2.6% tăng trưởng GDP của Trung Quốc. Tuy nhiên ngay tại thời điểm đó (2002-2003), sự kết nối của TQ và thế giới chưa rộng lớn như bây giờ nên ảnh hưởng kinh tế chưa đến mức nghiêm trọng.

 

Dịch cúm Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến Y tế toàn cầu theo nhiều cách khác nhau, hiện nay dịch bệnh đã bắt đầu ảnh hưởng đến khả năng cung ứng các loại thuốc thiết yếu.

Việc thiếu hụt cung ứng đã bắt đầu ảnh hưởng, tại Ấn, nhà chức trách đã ra lệnh hạn chế xuất khẩu 26 loại thuốc và tá dược, API ( hầu hết là thuốc kháng sinh) khi chưa có lệnh của chính phủ.

Vấn đề thiếu thuốc sẽ xảy ra với các quốc gia khác (nếu họ phụ thuộc vào nguồn cung ứng thuốc từ Ấn), ngành công nghiệp Dược Ấn Độ xuất khẩu ra thế giới hằng năm trị giá khoảng 19 tỷ USD ( số liệu 2019), chiếm 20% nguồn thuốc generic tiêu thụ toàn cầu (theo IBEF- India Brand Equity Foundation).

Thiếu hụt nguồn cung ứng từ Trung Quốc là một minh chứng cho việc nền kinh tế toàn cầu quá phụ thuộc vào xuất khẩu tại Trung Quốc, từ các thiết bị điện tử như iPhone đến các sản phẩm công nghệ sản xuất tự động.

Apple đã giảm doanh số bán hàng của mình tháng trước do nguồn sản xuất bị chậm lại hơn mong đơi do việc TQ chậm mở cửa nhà máy, tình hình sản xuất quay trở lại nhịp độ bình thường chưa rõ ràng và có thể kéo dài đến vài tháng.

Ngày 3/3 vừa qua, Chính phủ Ấn tuyên bố hạn chế xuất khẩu thuốc do tình hình nhạy cảm hiện tại và Ấn muốn đảm bảo cung ứng thuốc cho người dân của mình trước khi xuất khẩu trong tình hình dịch bệnh đang lan tràn hiện nay.

TS.Stephen Hahn, Ủy viên của F.D.A trình với Ủy Ban Y Tế Thượng Viện vào thứ ba tuần trước họ đã nắm thông tin hạn chế xuất khẩu thuốc của Ấn. “Chúng tôi đang làm việc rất chặt chẽ để lượng giá khả năng ảnh hưởng đến cung ứng thuốc tại Hoa Kỳ.”

Theo số liệu của Cục Nghiên cứu Kinh Tế Hoa Kỳ National Bureau of Economic Research, 90% nhà máy sản xuất nguyên liệu làm thuốc sản xuất cho Hoa Kỳ và 60% nhà máy sản xuất thành phẩm cuối cùng không nằm tại đây mà nằm rải rác ở các quốc gia khác.

Từ tháng 7 năm ngoái các chuyên gia đã khuyến cáo Hội động Kinh Tế và An ninh Hoa-Mỹ về việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc tại TQ trong khi việc mua nguyên liệu từ Ấn đang có dấu hiệu sụt giảm.

Rosemary Gibson-Tác giả quyển sách xuất bản năm 2018 - China Rx: Exposing the Risks of America’s Dependence on China for Medicine,” đã khẳng định trong những năm gần đây Ấn đã nhập khẩu rất nhiều nguồn nguyên liệu làm thuốc và API từ TQ . Lý do chính Ấn muốn nhập API từ TQ là do giá rẻ.  Giá API của Ấn tự sản xuất thường mắc hơn TQ .

Chính Phủ Ấn Độ đã tiến hành rà soát và đo lường lại sự phụ thuộc nguồn cung ứng thuốc từ TQ của Ấn và tuần trước đã đưa ra danh sách 34 loại thuốc quan trọng không có nguồn thay thế nào ngoài TQ. Chính phủ Ấn Tuyên bố, đây không phải là lệnh cấm xuất khẩu mà chỉ là lệnh hạn chế xuất khẩu để kiểm soát dòng lưu thông của thuốc tại Ấn.

Một số danh mục thuốc này bao gồm các loại thuốc kháng sinh, kháng nấm như: tinidazole, metronidazole, chloramphenicol, erythromycin salts, neomycin, clindamycin, ornidazole, ngoài ra còn có acetaminophen, thuốc hormone progesterone, thuốc kháng virus acyclovir và vitamin B1,B6,B12.

Các công ty Dược sản xuất thuốc tại Ấn hiện nay đang phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu và API quan trọng từ Trung Quốc, đặc biệt là kháng sinh và vitamin. Mặc dù đã dự trù stock mua hàng từ trước Tết  m Lịch nhưng lượng hàng dự trù này hiện nay bắt đầu vơi dần.

Các nhà máy sản xuất thuốc tại Ấn đang được hưởng lợi khi các công ty bắt đầu chuyển hướng tìm nguồn sản xuất thuốc từ Châu  u. Nhưng nếu xu hướng này tiếp tục diễn biến xấu tiếp theo, khi Corona virus lan ra các quốc gia khác, chắc chắn chúng ta sẽ đối mặt với việc đứt gãy chuỗi cung ứng, mọi người đều bị ảnh hưởng.

Jain nói, các nhà máy sản xuất nguyên liệu lớn thường còn hàng đến hết tháng 5 nhưng một số sản phẩm có thể sẽ bị ảnh hưởng sớm hơn. Ấn đã ghi nhận lại một số nhà máy sản xuất cỡ nhỏ đã phải chịu ảnh hưởng do một số nguyên liệu đã bắt đầu tăng giá như acetaminophen (paracetamol).

CIPLA - một trong những công ty sản xuất lớn nhất của Ấn chủ yếu sản xuất thuốc Geneiric bao gồm các thuốc khí dung bơm liều trị hen suyễn và HIV từ chối trả lời về việc giới hạn xuất khẩu thuốc nhưng tuyên bố vẫn đủ nguồn cung ứng thuốc trong 2-3 tháng tới.

Chúng tôi vẫn thấy có đơn hàng đến - Chúng tôi phải đảm bảo hàng tồn kho từ các nhà cung cấp hiện đang còn hàng để đảm bảo không phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt thuốc nếu dịch bệnh vẫn chưa được giải quyết trong vài tuần tiếp theo.

Về lâu dài, Chính phủ Ấn đang cân nhắc việc đẩy mạnh kế hoạch sản xuất thuốc tá dược và nguyên liệu trong nước thay vì phải phụ thuộc vào Trung Quốc như hiện nay.

Ngày 5/3/2020 Cục Quản lý Dược Việt Nam  cũng đã ra công văn hỏa tốc thông báo đến các công ty Dược tại Việt Nam về việc này.

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang