Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI) tham gia Tọa đàm khoa học về vai trò văn hóa nghệ thuật trong phát triển bền vững

Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI) tham gia Tọa đàm khoa học về vai trò văn hóa nghệ thuật trong phát triển bền vững

Ngày 25/3/2025, tại Học viện Chính trị khu vực I – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã tổ chức buổi Tọa đàm khoa học với chủ đề "Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và trên thế giới về phát huy vai trò của các sự kiện văn hóa nghệ thuật như là giá trị, nguồn lực trong xây dựng thương hiệu địa phương, góp phần phát triển bền vững đất nước". 

Nguồn:BCSI

Buổi tọa đàm được tổ chức bằng hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến (MS Teams), quy tụ sự tham gia của toàn thể giảng viên của Học viện Chính trị khu vực I, các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia trong và ngoài nước. Đây là dịp quan trọng để trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn quốc tế trong việc vận dụng văn hóa nghệ thuật như một công cụ chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững từ góc độ địa phương.

Toàn cảnh tọa đàm

Trong khuôn khổ tọa đàm, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI) đã tham gia tích cực với sự hiện diện và đóng góp chuyên môn của TS. Nguyễn Thành Trung - Chủ tịch Hội đồng, Viện phó Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI). Đại diện Viện, ông đã trình bày tham luận với chủ đề: “Kinh nghiệm của Hoa Kỳ và Brasil về phát huy vai trò của các sự kiện văn hóa nghệ thuật như là giá trị, nguồn lực trong xây dựng thương hiệu địa phương, góp phần phát triển bền vững đất nước – Bài học rút ra cho Việt Nam”.

TS. Nguyễn Thành Trung

Chủ tịch Hội đồng, Viện phó Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI)

Trong bài tham luận, TS. Nguyễn Thành Trung tập trung vào ba nội dung chính:

  1. Phân tích kinh nghiệm của Mỹ và Brasil trong việc sử dụng các sự kiện văn hóa nghệ thuật để xây dựng thương hiệu địa phương và phát triển kinh tế.
  2. Tìm hiểu các chiến lược và chính sách mà hai quốc gia này đã áp dụng để khai thác tối đa giá trị của sự kiện văn hóa.
  3. Các bài học thực tiễn cho Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp và gợi ý các hàm ý chính sách cho Việt Nam.

Bài tham luận được nghiên cứu dựa trên phương pháp tổng hợp tài liệu thứ cấp, cung cấp các luận cứ khoa học để làm căn cứ cho các giả thuyết về mối tương quan hai chiều giữa đầu tư phát triển các sự kiện văn hóa nghệ thuật với giá trị thương hiệu địa phương.

Việc Viện BCSI tham dự và đóng góp nội dung chuyên môn tại tọa đàm lần này tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong của Viện trong các nghiên cứu liên ngành về thương hiệu địa phương, phát triển bền vững, và ứng dụng chiến lược thương hiệu trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để Viện kết nối học thuật, mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị nghiên cứu, trường đại học, tổ chức quốc tế cùng quan tâm đến lĩnh vực thương hiệu, văn hóa và phát triển vùng.

Ngoài ra, tọa đàm còn ghi nhận nhiều tham luận giá trị từ các chuyên gia quốc tế như PGS.TS Jo Caust (Đại học Melbourne, Úc) hay PGS.TS Dinh Thị Văn Chi (Đại học Văn Hóa Hà Nội), …  mở ra góc nhìn đa chiều về cách thức biến sự kiện văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Buổi tọa đàm đã kết thúc thành công tốt đẹp, mở ra những định hướng mới trong việc ứng dụng kinh nghiệm quốc tế vào phát triển văn hóa nghệ thuật tại Việt Nam, đồng thời củng cố mối quan hệ hợp tác giữa các đơn vị nghiên cứu trong và ngoài nước.

BCSI
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang