“Miếng bánh” thương mại toàn cầu sẽ tăng trưởng như thế nào?

“Miếng bánh” thương mại toàn cầu sẽ tăng trưởng như thế nào?

Theo báo cáo mới nhất của HSBC Navigator, thị phần dịch vụ trong miếng bánh thương mại toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian sắp tới.


Báo cáo toàn diện về triển vọng kinh doanh và thương mại toàn cầu HSBC Navigator 2018 với tiêu đề “Dịch vụ tăng trưởng mạnh và ranh giới mờ dần giữa sản phẩm hàng hóa và dịch vụ” vừa được công bố cho biết, 78% các doanh nghiệp tại Việt Nam lạc quan về tăng trưởng kinh doanh dịch vụ của họ trong vòng 12 tháng tới, trong khi con số này tại các quốc gia khác là 61%. Việt Nam dẫn đầu danh sách các thị trường với 44% các doanh nghiệp cho rằng nhu cầu tăng đối với dịch vụ là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, và 60% cho rằng yếu tố thứ hai là môi trường kinh doanh thuận lợi. Tuy nhiên, không nhiều doanh nghiệp cho rằng việc tận dụng công nghệ đóng vai trò quan trọng.

Con số kỳ vọng cao từ các doanh nghiệp được phản ánh qua dự báo kinh tế của Ngân hàng HSBC với tăng trưởng dịch vụ đạt mức 9% trong năm 2018. Cũng theo HSBC, các doanh nghiệp cho rằng cách tiếp cận giúp thực hiện tăng trưởng bao gồm mở rộng kinh doanh ra thị trường mới (32%) và các lĩnh vực dịch vụ mới (24%) cũng như sử dụng thương mại điện tử (24%)… Đối với Việt Nam, các chuyên gia HSBC cho rằng “thâm nhập thị trường mới chiếm 57%, hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ khác giữ vai trò quan trọng với 32%. Tuy nhiên, khá ít doanh nghiệp xem xét yếu tố sử dụng thương mại điện tử

"Miếng bánh" thương mại toàn cầu sẽ tăng trưởng như thế nào trong thời gian sắp tới?

Về dự báo trong dài hạn cho thấy giá trị thương mại dịch vụ sẽ đạt mức tăng trưởng 7% mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2030, và tốc độ này nhanh hơn tăng trưởng thương mại hàng hóa (6%).

Các doanh nghiệp cho rằng ba yếu tố chính giúp thúc đẩy tăng trưởng bao gồm nhu cầu tăng từ người tiêu dùng và doanh nghiệp, điều kiện kinh tế thuận lợi, cùng với việc tận dụng công nghệ. Nhu cầu tăng và môi trường kinh tế thuận lợi cũng là hai yếu tố thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ đối với doanh nghiệp Việt Nam (44% và 60%), và yếu tố thứu ba là độ sẵn có của lao động có tay nghề.

Trong khi đó, ba yếu tố rào cản được các doanh nghiệp cho rằng nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, bao gồm những thay đổi tiêu cực lên môi trường kinh tế hay chính trị, chi phí lao động cao. Cụ thể, ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, ba rào cản lớn nhất được cho rằng là những thay đổi tiêu cực lên môi trường kinh tế (41%), chi phí lao động cao (31%) và vấn đề tỷ giá (29%). Từ đó, các chiến lược được doanh nghiệp sử dụng thông dụng nhất để phát triển trong tương lai, bao gồm tham gia vào thị trường mới (32%), và các lĩnh vực dịch vụ mới (24%). Nhằm đẩy mạnh tăng trưởng các doanh nghiệp dịch vụ cũng có xu hướng sử dụng thương mại điện tử và năng lực dữ liệu nhiều hơn so với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.

Trong khi các quốc gia phát triển giữ vai trò quan trọng trong xuất khẩu dịch vụ quốc tế, các chuyên gia của HSBC kỳ vọng các quốc gia đang phát triển “sẽ tăng dần vai trò của mình trong lĩnh vực này. Cụ thể, nhu cầu tăng cao từ Trung Quốc đối với dịch vụ sẽ mang đến cơ hội lớn cho các nhà cung cấp dịch vụ trong khu vực”.

Theo enternews

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang