Trong một khảo sát mới đây được thực hiện bởi Mibrand Việt Nam nhằm phác hoạ bức tranh về hiện trạng và các nhu cầu xây dựng chiến lược thương hiệu tại thị trường Việt Nam, 4 xu hướng về thương hiệu đã được công bố. (thương hiệu, doanh nghiệp, Branding 4.0 Toolkit)
Cuộc khảo sát được tiến hành online trong vòng một tháng, từ 1/4 đến 30/4/2018 với các đối tượng được khảo sát hiện đang hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ, tài chính/ngân hàng, giáo dục, bán lẻ, mỹ phẩm làm đẹp, bảo hiểm, xây dựng , chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ đồ ăn/uống... Một con số khá đáng chú ý được đưa ra đó là với cách thức xây dựng thương hiệu mà các doanh nghiệp lựa chọn hiện giờ, có tới 79,62% lựa chọn tự thực hiện.
Khảo sát cho thấy có 4 vấn đề chính trong quá trình xây dựng thương hiệu tại Việt Nam. Thứ nhất, thiếu công cụ, phương pháp khi tự thực hiện xây dựng thương hiệu bằng nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp; Thứ hai, Khó khăn trong việc đo lường kết quả, chất lượng thực hiện các hoạt động xây dựng thương hiệu; Thứ ba, nhiều người còn nghi ngờ chất lượng và chi phí khi thuê ngoài (Agency, chuyên gia tư vấn) thực hiện xây dựng thương hiệu; Và cuối cùng, đó là ít người được khảo sát hài lòng với kết quả thu được khi thuê ngoài (Agency, chuyên gia tư vấn) thực hiện xây dựng thương hiệu.
Bản khảo sát cũng đã tổng hợp các ý kiến, từ đó phân tích và đưa ra 04 xu hướng xây dựng Thương hiệu Việt Nam 2018 đó là: Định vị và tái định vị thương hiệu; Xây dựng đội ngũ các chuyên gia thương hiệu nội bộ; Xây dựng và tích luỹ giá trị thương hiệu; Đo lường được hiệu quả các hoạt động truyền thông.
Với xu hướng 2, xây dựng đội ngũ các chuyên gia thương hiệu nội bộ. Để làm tốt điều này, doanh nghiệp cần thay đổi thói quen thực hiện truyền thông thương hiệu bằng cách tự xây dựng chiến lược thương hiệu và tăng cường liên kết chặt chẽ với tất cả các phòng, ban; Tối thiểu chi phí thuê ngoài, tái định nghĩa vai trò của các chuyên gia tư vấn và Agency.
Ví dụ được đưa ra về doanh nghiệp đã thành công trong việc xây dựng đội ngũ các chuyên gia thương hiệu nội bộ đó là Vinamilk. Từ 2005, Vinamilk đã tổ chức các chiến dịch với đội ngũ marketing nội bộ liên tục tự nâng cấp và cân bằng năng lực với các agency được mời gọi có chọn lọc.
Unilever cũng là một điển hình. Họ vừa thông báo trong báo cáo hằng năm 2017 của mình rằng có tháng họ đã tiết kiệm được 30% chi phí cho agency sau khi tự sản xuất in-house nhiều quảng cáo hơn và giảm vai trò của các agency bên ngoài.
Xu hướng 3, xây dựng và tích luỹ giá trị thương hiệu. Xu hướng này cho thấy, việc nhìn nhận thương hiệu là yếu tố vô hình mạnh mẽ nhất tạo ra giá trị cho cổ đông và doanh nghiệp. Thương hiệu mạnh có tầm ảnh hưởng quan trọng đến kết quả kinh doanh & tác động tới nhiều bên liên quan. Thương hiệu lớn mạnh và kết quả kinh doanh cao có sự liên quan chặt chẽ.
Xu hướng 4, đo lường được hiệu quả các hoạt động truyền thông. Xu hướng này sẽ giúp giải phóng cho các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu khỏi sức ép của lợi nhuận và doanh thu, từ đó, doanh nghiệp cũng xác định cơ sở đánh giá hiệu quả dành cho các hoạt động truyền thông trong tương lai. Liên tục điều chỉnh hành vi thương hiệu dựa trên việc đánh giá và đo lường được hiệu quả các hoạt động truyền thông.
Trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thiếu vắng một chiến lược thương hiệu đạt chuẩn để phục vụ cho hoạt động truyền thông - marketing và định hướng cho chiến lược kinh doanh. Vì vậy, Mibrand Việt Nam đã nghiên cứu và cung cấp ra thị trường bộ công cụ “Brand Beat Score” - công cụ đánh giá hiệu quả truyền thông phát triển dựa trên kiến thức tổng hợp và từ góc độ truyền thông.
Đây là một bộ 7 chỉ số tổng hợp đo lường hiệu quả truyền thông thương hiệu định hướng khách hàng, được xây dựng dựa trên kiến thức tổng hợp từ truyền thông nên dễ sử dụng, thích hợp cho người làm truyền thông nhiều hơn so với các phương pháp đến từ các công ty nghiên cứu thị trường khác.
Bên cạnh đó, một “giải pháp đóng gói” chuẩn hóa đầu tiên cho doanh nghiệp trong lĩnh vực Xây dựng và Quản trị Thương hiệu là Branding 4.0 cũng đã chứng minh hiệu quả dành cho doanh nghiệp. Branding 4.0 Toolkit giúp giải quyết các vướng mắc của hoạt động truyền thông trên nhiều góc độ. Bộ công cụ Branding 4.0 Toolkit đã được ứng dụng ở một số doanh nghiệp như Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện PTI đã cho thấy hiệu quả khá ấn tượng mà bộ công cụ mang lại…