Cơ hội, thách thức và chiến lược tăng trưởng của thị trường bán lẻ cuối 2024 và năm 2025

Cơ hội, thách thức và chiến lược tăng trưởng của thị trường bán lẻ cuối 2024 và năm 2025

Thị trường bán lẻ cuối năm 2024 thể hiện nhiều điểm nổi bật nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức.

Nguồn:HILO

  • Nguồn cung hàng hóa dồi dào: Các doanh nghiệp bán lẻ và nhà sản xuất đã chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo đủ nguồn hàng phục vụ nhu cầu tăng cao trong dịp mua sắm cuối năm 2024 và Tết 2025. Đặc biệt, nhiều chương trình khuyến mãi và giảm giá sâu được áp dụng để kích thích sức mua.
  • Đa dạng hóa kênh phân phối: Không chỉ tăng cường hàng hóa tại các siêu thị và điểm bán truyền thống, các doanh nghiệp còn đẩy mạnh quảng bá sản phẩm đặc sản vùng miền và các trải nghiệm mua sắm hiện đại qua các kênh thương mại điện tử.

Đa dạng hóa kênh phân phối đang là xu hướng tất yếu. Nguồn: AppotaPay

  • Tăng trưởng dự kiến không đạt kỳ vọng: Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng sức mua không được kỳ vọng cao như các năm trước do tình hình tài chính của người tiêu dùng chưa cải thiện rõ rệt và ảnh hưởng từ các yếu tố kinh tế vĩ mô.
  • Xuất hiện cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài và giữa các kênh phân phối: Cuối năm 2024 ghi nhận sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp thương mại điện tử (TMĐT) như Temu, 1688. Điều này làm tăng thêm tính cạnh tranh cho doanh nghiệp nội địa. Kênh bán hàng qua các sàn thương mại điện tử đang dần chiếm ưu thế so với kênh truyền thống. Các yếu tố này khiến nhà bán hàng phải liên tục cập nhật xu hướng thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng.

Số liệu xu hướng chuyển dịch mua sắm. Nguồn: Metric

Xu hướng bán hàng trong khoảng cuối năm 2024 và đầu năm 2025

  • Chương trình khuyến mãi và ưu đãi phù hợp cho người tiêu dùng:
    • Các doanh nghiệp lớn như đang triển khai các chương trình ưu đãi lớn với mức giảm giá sâu, hỗ trợ hội viên, và các chương trình quay số trúng thưởng. Điều này cho thấy xu hướng cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút người tiêu dùng.
    • Hệ thống siêu thị cũng điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, tăng cường hàng tươi sống và thực phẩm thiết yếu, đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng.
    • Doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh qua các kênh truyền thống và TMĐT tăng cường các voucher khuyến mãi, mã giảm giá vận chuyển. Tập trung vào các sản phẩm phổ thông, duy trìn mối liên kết thân thiết với khách hàng bằng các hình thức livestream
  • Ứng dụng công nghệ và cải tiến trải nghiệm khách hàng:
    • Việc triển khai các công nghệ mới như sử dụng A.I hỗ trợ, khu vực vui chơi trẻ em, và không gian thư giãn tại các siêu thị thể hiện nỗ lực nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tiếp. Điều này phù hợp với xu hướng kết hợp giữa trải nghiệm và mua sắm tại các điểm bán lẻ hiện đại.
    • Tăng cường chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. hát triển kênh bán hàng trực tuyến, tận dụng các nền tảng mạng xã hội và thương mại điện tử để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn. Ứng dụng công nghệ trong quản lý tồn kho, đặt hàng, và chăm sóc khách hàng để tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Khách hàng luôn đánh giá cao nhà bán hàng cung cấp trải nghiệp tốt. Nguồn: AppotaPay

  • Liên kết vùng và đa dạng nguồn cung:
    • TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội chủ động tổ chức các chương trình kết nối cung cầu, liên kết với các địa phương để ổn định nguồn cung đặc sản vùng miền và nhóm hàng thiết yếu.
    • Nhà bán hàng tham gia các chuỗi cung ứng, liên kết với nhà sản xuất hoặc nhà phân phối lớn để ổn định nguồn hàng và giảm chi phí đầu vào.

Triển vọng đối với thị trường bán lẻ

Thị trường bán lẻ dự báo sẽ còn biến động rất lớn trong dịp cuối năm 2024 và năm 2025. Thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ giữ được sự ổn định nhưng không có tăng trưởng đột phá. Các doanh nghiệp cần nỗ lực tăng cường nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện và tiếp tục đổi mới, tập trung vào giá trị thực cho người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả vận hành.

Phân khúc giá phổ biến ngành hàng Mẹ và bé biến động theo nhu cầu người tiêu dùng. Nguồn: Metric

Sự chỉ đạo và điều hành kịp thời từ Chính phủ được xem là yếu tố then chốt để khôi phục niềm tin cho DN và người dân. Chính phủ cần tập trung không chỉ vào các DN lớn mà còn tạo điều kiện để các DN nội địa nhỏ và vừa có cơ hội vươn lên, tham gia dẫn dắt nền kinh tế.

Chính phủ trong thời gian tới sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa bằng các chính sách giảm thuế VAT, tăng ngưỡng chịu thuế đối với hộ kinh doanh. Tăng cường kiểm soát các đơn vị TMĐT hoạt động tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra, Các chính sách bình ổn giá, liên kết vùng, và hỗ trợ doanh nghiệp từ cấp trung ương và địa phương sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của thị trường.

Đây là thời điểm then chốt để doanh nghiệp mọi quy mô điều chỉnh chiến lược, chuẩn bị cho một năm mới đầy thử thách nhưng cũng hứa hẹn những cơ hội lớn lao. Triển vọng kinh tế cuối năm 2024 và năm 2025 sẽ phụ thuộc nhiều vào sự điều hành quyết liệt của Chính phủ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, cũng như khả năng phục hồi của thị trường nội địa. Các chính sách minh bạch, công bằng và hỗ trợ liên kết chuỗi giá trị sẽ là nền tảng giúp doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ cùng hộ kinh doanh vượt qua giai đoạn khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

HILO
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang