Tận dụng "đòn bẩy" AI trong quá trình phát triển của doanh nghiệp

Tận dụng "đòn bẩy" AI trong quá trình phát triển của doanh nghiệp

Ngành công nghiệp AI được dự báo sẽ tăng từ 95 tỷ USD lên 1,8 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu và tận dụng tối đa "đòn bẩy" quan trọng này trong quá trình phát triển.

Nguồn:Báo Chính phủ

Các doanh nghiệp ở Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi số, việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá sẽ góp phần thay đổi lớn cách thức vận hành, mang lại nhiều lợi thế về kinh doanh và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ các doanh nghiệp ở Việt Nam áp dụng AI còn chưa cao, do họ chưa đánh giá được những tác động cụ thể khi sử dụng trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh hiện nay. Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI chia sẻ.

"Bây giờ, trí tuệ nhân tạo đã len lỏi, đi vào tất cả ngóc ngách của cuộc sống. Nếu chúng ta huy động được mặt tích cực của trí tuệ nhân tạo để phục vụ đời sống con người, phục vụ đời sống của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bền vững thì sẽ cống hiến nhiều hơn cho một xã hội thịnh vượng và ngược lại".

Tận dụng ‘đòn bẩy’ AI trong quá trình phát triển của doanh nghiệp- Ảnh 1.

Khi chúng ta áp dụng AI thì phải có quy trình, quá trình để lợi ích của việc áp dụng không mâu thuẫn với giá trị mà con người đã từng đem lại.

Ông Phùng Việt Thắng, Giám đốc Quốc gia, Intel Việt Nam cho rằng, một số công việc có tính lặp đi lặp lại nhiều, có tính quy trình hóa cao, hay những việc có sự trao đổi phức tạp giữa nhiều bộ phận trong cùng doanh nghiệp thì chúng ta hoàn toàn có thể tối ưu bằng AI. Và khi các doanh nghiệp muốn thay đổi, áp dụng công nghệ thì cần phải trả lời được các câu hỏi sau.

"Nếu một trong ba câu hỏi sau được trả lời là 'Có' thì doanh nghiệp có thể áp dụng được công nghệ, đặc biệt là AI. Câu hỏi thứ nhất là có việc gì chúng ta có thể làm được tốt hơn không? Câu hỏi thứ hai là có việc gì chúng ta có thể làm hiệu quả hơn không (theo cách đo đếm mỗi một công việc cụ thể)? Câu hỏi thứ ba là có việc gì chúng ta có thể làm nhanh hơn không?. Cứ hỏi ba câu hỏi đó, nếu câu trả lời là 'YES' thì chắc chắn sẽ áp dụng được công nghệ, đặc biệt là AI".

AI hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích nhưng theo ông Phùng Việt Thắng, việc áp dụng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, đòi hỏi phải có sẵn sàng khung chính sách và bộ quy tắc để hướng dẫn thực thi việc quản lý hệ thống AI một cách có đạo đức và có trách nhiệm.

"Thách thức thứ nhất liên quan đến rào cản về nhận thức, làm sao tạo ra được môi trường để học hỏi, trao đổi, cũng như tận dụng được giá trị tốt của công nghệ như AI. Khi chúng ta áp dụng thì phải có quy trình và quá trình để lợi ích của việc áp dụng không mâu thuẫn với giá trị mà con người đã từng đem lại. Thách thức thứ hai liên quan đến dữ liệu, trong đó quan trọng là liên quan đến bảo mật dữ liệu, quyền sử dụng dữ liệu, quyền sở hữu dữ liệu, quyền lưu trữ dữ liệu…Đặc biệt là việc tuân thủ sử dụng dữ liệu. Thách thức thứ ba, rủi rõ sẽ càng cao đối với những công nghệ càng mới. Vậy muốn phát triển AI thì chúng ta phải có những định chế liên quan đến việc sử dụng AI một cách có trách nhiệm, đạo đức và có các khung khổ pháp lý liên quan đến việc nghiên cứu và ứng dụng AI".

Ngành công nghiệp AI được dự báo sẽ tăng từ 95 tỷ USD lên 1,8 nghìn tỷ USD vào năm 2030, và sẽ là một trong những động lực chính của nền kinh tế toàn cầu trong thập kỷ tới. Các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu và tận dụng tối đa "đòn bẩy" quan trọng này trong quá trình phát triển.

Báo Chính phủ
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang