Hội nhập: Doanh nghiệp và chữ Tín trong kinh doanh

Hội nhập: Doanh nghiệp và chữ Tín trong kinh doanh

Giữa thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 và “cơn bão” CPTPP hiện nay, các doanh nghiệp Việt không chỉ đón đầu xu thế, nắm bắt cơ hội mà còn chú trọng yếu tố văn hóa để hướng đến sự bền vững.

 


Thương trường và sức hút của những vấn đề nóng

Cách mạng 4.0 được dự báo sẽ thay đổi toàn diện bộ mặt nền kinh tế, xóa mờ lằn ranh giữa các khối ngành và mang lại cơ hội phát triển mạnh mẽ cho các doanh nghiệp biết nắm bắt làn sóng này.

Công nghệ càng tiến bộ vượt bậc, thông tin lan truyền càng nhanh chóng, góp phần tăng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp và đưa tên tuổi thương hiệu phổ biến rộng rãi.

Tuy nhiên, xét ở mặt trái của vấn đề, một bước “sẩy chân” cũng dễ dàng đẩy doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng truyền thông. Doanh nghiệp bán hàng Trung Quốc “đội mác” Việt Nam là bội tín trong kinh doanh, bán thuốc ung thư giả là bội tín với người bệnh, với đạo đức nghề nghiệp. Những ví dụ điển hình năm 2017 đã “cảnh tỉnh” thị trường về chữ Tín.

Khi Việt Nam ký kết CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), chúng ta có cơ hội được giảm thuế quan, tăng GDP, tăng kim ngạch xuất/nhập khẩu, mở rộng thị trường, thu hút nguồn vốn… Tuy nhiên, sân chơi quốc tế cũng đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải tăng tính minh bạch, chuyên nghiệp và chuẩn quốc tế hơn.

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, nguồn vốn FDI trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.

Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2018, có 3,34 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào nước ta, chứng tỏ Việt Nam là thị trường tiềm năng và có sức hấp dẫn lớn đối với nguồn vốn ngoại. Nhiều lĩnh vực nhận được cơ hội vàng như công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng; kinh doanh bất động sản;... hứa hẹn một năm 2018 đầy sức bật.

Rót FDI vào Bất động sản: Đất là vàng, chữ Tín là vàng

Riêng tại TP.HCM - trung tâm kinh tế của cả nước, ngành bất động sản thu hút đến 312,1 triệu USD, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của năm 2017. Với số lượng dân cư ồ ạt và nhu cầu nhà ở - nghỉ dưỡng - đầu tư tăng cao, bất động sản là ngành được dự báo có khả năng phát triển mạnh mẽ và ổn định.

Trước những diễn biến này, đầu năm 2018, Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP.HCM (HoREA) vừa có khuyến nghị các doanh nghiệp đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, giữ chữ tín, đảm bảo chất lượng công trình thi công, tiến độ bàn giao nhà…

 

hoi-nhap-doanh-nghiep-va-chu-tin-trong-kinh-doanh.jpg

 

The EverRich Infinity - một dự án BĐS đình đám năm 2017, chỉ mất 2 năm từ lúc chính thức công bố cho đến khi trao sổ hồng cho cư dân

Thị trường BĐS vẫn có những tên tuổi lớn tạo được uy tín… Có thể kể đến Phát Đạt, nếu cách đây vài năm, thị trường chứng kiến một “ông lớn” đang chao đảo thì hiện nay, Phát Đạt đã vững vàng và đang vươn mình mạnh mẽ. Năm 2017, lợi nhuận trước thuế của công ty này đạt 551 tỷ đồng, tăng tới 81% so với năm 2016.

Từ trong khó khăn tài chính, Phát Đạt đã bước ra và giữ đúng cam kết tại Đại hội đồng Cổ đông, trả dứt nợ cho Ngân hàng Đông Á trước ngày 31/12/2017. Quý I/2018 cũng chứng kiến những thương vụ mua bán sôi động của nhà đầu tư ngoại đối với cổ phiếu Phát Đạt trên sàn chứng khoán.

Bất động sản vẫn luôn được coi là “miếng bánh” khó ăn với đặc thù “lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn”. Lâu nay, người Á Đông vốn coi nhà đất là tài sản vững bền. Vì vậy, doanh nghiệp nào tạo được tiếng thơm với cách làm ăn ngay thẳng, minh bạch, uy tín thì ắt được lựa chọn và tin tưởng.

Không riêng gì BĐS, ngành nghề nào kinh doanh, muốn bền vững đều phải lấy chữ Tín làm trọng, đặc biệt khi đã bước vào cuộc chơi toàn cầu.

Theo VNN

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang