Thiết bị y tế: Hàng ngoại có xu hướng chiếm lĩnh thị trường

Thiết bị y tế: Hàng ngoại có xu hướng chiếm lĩnh thị trường

Việt Nam đang tích cực phát triển xã hội hóa cơ sở và thiết bị y tế công ở các tỉnh thành phố lớn và địa phương để đáp ứng với nhu cầu ngày càng tăng và giảm thiểu tình trạng quá tải. Do đó, ngành thiết bị y tế vẫn là mảnh đất màu mỡ, thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia.


Do mô hình dịch tễ thay đổi, nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao ngày càng tăng nên thị trường thiết bị y tế bùng nổ, đặc biệt là sự “đổ bộ” tràn lan của các thiết bị ngoại nhập.

Ông Hứa Phú Doãn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội thiết bị Y tế TPHCM (HMEA) cho biết,  trong giai đoạn 2012-2017, bình quân mỗi năm thị trường trang thiết bị y tế trong nước có mức tăng trưởng khoảng 18%/năm.
Thị trường này đã vượt hơn 1,1 tỉ đô la Mỹ doanh thu vào năm ngoái, so với con số khoảng 950 triệu đô la Mỹ của năm 2016. Điều này cho thấy thị trường trang thiết bị y tế đang có mức tăng trưởng nhanh và khá hấp dẫn với doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này.

Doanh thu thị trường thiết bị y tế với hơn 55% từ nhập khẩu, trong khi thị trường trong nước chỉ chiếm khoảng 30% tổng doanh số với những thiết bị cơ bản như giường bệnh hay các thiết bị sử dụng một lần. Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều thiết bị y tế tự tiêu hao từ Singapore (chiểm thị phần lớn nhất 19% tổng giá trị nhập khẩu của ngành). Còn lại các phân khúc cao cấp như sản phẩm chẩn đoán hình ảnh, thiết bị phẫu thuật… đều phải nhập khẩu.

Kể từ khi gia nhập Việt Nam gia nhập WTO, làn sóng các công ty thiết bị y tế đầu tư vào Việt Nam gia tăng, điển hình như Terumo, Sonion, United Healthcare, Vikomed… đã chuyển nhà máy từ các nước khác về Việt Nam để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ và các chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ.

Ông Doãn nhận định, kinh tế trong nước đang tăng trưởng nhanh thì thị trường này sẽ tiếp tục tăng cao. Do đó, ông dự báo trong những năm tới thị trường trang thiết bị tế Việt Nam sẽ tăng lên hơn 20% mỗi năm.

Sự phát triển của ngành y học đòi hỏi cần phải có những thiết bị ngoại nhập chất lượng cao.


Việc xây mới bệnh viện công và tư, phòng khám chữa bệnh gia đình, cơ sở làm đẹp, thẩm mỹ viện... cũng được dự báo có chiều hướng tăng cao trong thời gian tới. Xu hướng đầu tư trang thiết bị y tế tại các bệnh viện công (chiếm 70%) đang dần đi vào tự chủ tài chính, cùng với đó các bệnh viện tư nhân ngày càng nhiều hơn.
Mỗi năm Việt Nam có hàng chục ngàn lượt người mang theo hàng tỷ USD ra nước ngoài chữa bệnh. Ngoài ra, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, tốc độ tăng người siêu giàu tại Việt Nam được dự đoán tăng mạnh trong 10 năm tới với số lượng hơn gấp đôi hiện tại và đạt khoảng 430 người, nhanh hơn Ấn Độ và Mozambique cũng là yếu tố để thúc đẩy thị trường này phát triển.

Ông Doãn nhận định, kinh tế trong nước đang tăng trưởng nhanh thì thị trường này sẽ tiếp tục tăng cao. Do đó, ông dự báo trong những năm tới thị trường trang thiết bị tế Việt Nam sẽ tăng lên hơn 20% mỗi năm.
Việc xây mới bệnh viện công và tư, phòng khám chữa bệnh gia đình, cơ sở làm đẹp, thẩm mỹ viện... cũng được dự báo có chiều hướng tăng cao trong thời gian tới. Xu hướng đầu tư trang thiết bị y tế tại các bệnh viện công (chiếm 70%) đang dần đi vào tự chủ tài chính, cùng với đó các bệnh viện tư nhân ngày càng nhiều hơn.
Mỗi năm Việt Nam có hàng chục ngàn lượt người mang theo hàng tỷ USD ra nước ngoài chữa bệnh. Ngoài ra, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, tốc độ tăng người siêu giàu tại Việt Nam được dự đoán tăng mạnh trong 10 năm tới với số lượng hơn gấp đôi hiện tại và đạt khoảng 430 người, nhanh hơn Ấn Độ và Mozambique cũng là yếu tố để thúc đẩy thị trường này phát triển.

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang