Ngành Dệt may cần có chiến lược xây dựng thương hiệu

Ngành Dệt may cần có chiến lược xây dựng thương hiệu

Mức độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và lợi nhuận của ngành Dệt may Việt Nam là những tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, các DN dệt may phải có định hướng chiến lược để xây dựng được những thương hiệu mạnh và phát triển các giá trị thương hiệu để tăng sức cạnh tranh.

 


Phát biểu tại Lễ khởi động dự án “Tăng cường hiệu quả thực thi và khai thác, phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ đối với Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex)”, tổ chức ngày 23/3/2018, ông Phạm Công Tạc - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) cho biết, hiện toàn ngành có khoảng trên 7.000 doanh nghiệp (DN), ngoài ra còn hàng trăm hợp tác xã, hộ gia đình tham gia vào ngành Dệt may.

“Trong nhiều năm, ngành Dệt may luôn đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ như đảm bảo mức độ tăng trưởng dương (với các chỉ tiêu tăng trưởng dương về giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu, kim ngạch xuất khẩu và lợi nhuận…) và dệt may là một trong những ngành đóng góp lớn vào sự phát triển của nền kinh tế - xã hội” - ông Tạc nhấn mạnh.

Dá»± án dá»t may

Toàn cảnh Lễ khởi động Dự án. Ảnh: Diệu Thiện

Cụ thể, tại thị trường trong nước, các DN dệt may phải đối diện thường xuyên với nạn hàng nhái, hàng giả. Tại thị trường nước ngoài, các sản phẩm dệt may Việt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các hàng rào thương mại với các chính sách bảo hộ hàng nội địa của nhiều quốc gia. “Từ thực tế trên đòi hỏi các DN trong ngành Dệt may buộc phải có những sự thay đổi cho phù hợp với bối cảnh mới. Theo đó, một trong những vấn đề then chốt là các DN cần xây dựng được những thương hiệu dệt may mạnh; đồng thời, có định hướng chiến lược để nâng cao và phát triển các giá trị thương hiệu, tài sản trí tuệ… của DN” - Thứ trưởng Bộ KH&CN nói.Tuy nhiên, cũng theo Thứ trưởng Phạm Công Tạc, trong bối cảnh đất nước đang hội nhập rất sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, ngành Dệt may Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít thách thức.

Chia sẻ đồng tình với quan điểm trên, ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Vinatex cho biết thêm, ở khía cạnh xuất khẩu, xét về mặt quy mô hiện ngành Dệt may Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới, với kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt hơn 31 tỷ USD và dự kiến năm 2018, đạt khoảng 34,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, các sản phẩm dệt may Việt Nam đã thâm nhập được hầu hết tất cả thị trường các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, các nước trong khối Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Cũng theo chia sẻ của ông Trường, do là nước luôn nằm trong nhóm các nước dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu, nên vô hình trung Việt Nam cũng trở thành đối thủ lớn của nhiều quốc gia xuất khẩu dệt may trên thế giới. Vì vậy, sức ép cạnh tranh đối với các DN trong ngành rất lớn, buộc các DN phải có những chiến lược hiệu quả để cạnh tranh.

Đặc biệt, việc dựa vào lợi thế vốn rất truyền thống là lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ… đã không còn nhiều dư địa để các DN khai thác trong bối cảnh hội nhập. Thay vào đó, các DN phải quan tâm, đầu tư xứng đáng đến việc tạo lập và phát triển được những thương hiệu mạnh, nâng cao được giá trị của các thương hiệu và có sức lan tỏa, có khả năng cạnh tranh với các nước khác trên thế giới…./.

Theo TBTC

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang