Nhân tố nào làm nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp?

Nhân tố nào làm nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp?

Đó là vấn đề được trao đổi tại Hội thảo “Chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” do Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh phối hợp với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) và các cơ quan liên quan tổ chức ngày 16/1/2017 tại Hà Nội. 


 

Nhân tố nào làm nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp?

Bà Đỗ Thùy Dương, Tổng giám đốc TalentPool - Ảnh: Quang Hiếu.


Tham dự hội thảo có rất nhiều các chuyên gia tư vấn quản trị kinh doanh, quản trị thương hiệu, các doanh nhân start-up thành công và cộng đồng các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

Trước cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, một vấn đề đặt ra trong việc xây dựng chiến lược cạnh tranh cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa là: phát triển sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm; phát triển, bảo vệ tài sản trí tuệ; phát triển nguồn nhân lực, đào tạo khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, quản trị doanh nghiệp hiện đại;... 

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Hoa Cương - Phó cục trưởng - Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chia sẻ những vấn đề xoay quanh dự thảo luật hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, những xung đột trong các đạo luật của Việt Nam, cần phải có sự thống nhất trong hệ thống văn bản pháp lý nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.

Bà Đỗ Thùy Dương - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hội tụ Nhân tài (TalentPool) khẳng định: trong chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp không thể thiếu các chính sách đào tạo và phát triển nhân lực đặc biệt là nhân lực công nghệ cao, doanh nghiệp không đi tìm người tài nhất, mà tìm người phù hợp nhất.

“Các doanh nghiệp Việt Nam cần rất nhiều con chim đầu đàn để kết nối các doanh nghiệp cùng duy trì và phát triển”, ông Nguyễn Cảnh Bình - CEO Alpha books, chia sẻ. 

Với bài học kinh nghiệm thất bại và thành công trên thương trường, ông Bình cho rằng xây dựng thương hiệu cần phải gắn liền với bảo vệ thương hiệu nhằm đảm bảo cho sự trường tồn và không ngừng lớn mạnh của doanh nghiệp.

Hội thảo đã phần nào giải đáp được băn khoăn của một số doanh nghiệp trong định hướng kinh doanh của mình khi loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm; đầu vào cho sản xuất gặp rất nhiều khó khăn; nguồn vốn bị hạn chế, nhân sự chủ chốt thiếu trầm trọng; liên kết, hợp tác sản xuất lỏng lẻo,… Và cũng tại đây, các bạn trẻ, doanh nhân trẻ ấp ủ và đang bắt tay vào khởi nghiệp có thể tìm thấy cho mình những chia sẻ rất thú vị từ các start-up thành công. 

Theo Vneconomy

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang