Là một quốc gia sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, Việt Nam cũng đang mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng đối với những công ty sản xuất các sản phẩm nông hóa. Tuy nhiên những năm gần đây, diện tích đất trồng trọt không còn tăng đáng kể trong khi sự phát triển của ngành giống mang lại các loại gen mới có sức chống chịu tốt với sâu bệnh hơn, đồng thời là sự hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ cũng góp phần làm cho nhu cầu thuốc bảo vệ thực vật giảm.
Ảnh minh họa
Thị phần thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam phân chia theo doanh nghiệp thì Lộc Trời đang chiếm lớn nhất với 20%; kế đến là Công ty CP Khử trùng Việt Nam với khoảng 7,4%; Công ty CP Nông dược HAI chiếm khoảng 5,5%; Lúa Vàng và Bayer cùng chiếm tỷ lệ ngang nhau khoảng 5,2%; Công ty ADC khoảng 4%; Công ty CP Thuốc sát trùng Việt Nam (Vipesco) khoảng 3,7%; khoảng gần 200 danh nghiệp còn lại chia miếng bánh 49% thị phần. Điều đó cho thấy, lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong nước và xuất nhập khẩu.
Doanh nghiệp Việt nhập thuốc bảo vệ thực vật “khủng” từ Trung Quốc
Năm 2017, lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh so với cùng kỳ các năm trước. Cụ thể, giá trị nhập khẩu đạt 979 triệu USD, tăng 35% so với năm 2016.
Mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật dù Việt Nam nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Đức nhưng Trung Quốc vẫn là bạn hàng lớn nhất, chiếm tới 53,5% tổng giá trị của mặt hàng này mà Việt Nam nhập về ứng với 524 triệu USD. Lượng nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật từ Trung Quốc đang tăng nhanh trở lại kể từ năm 2016.
Việc nhập khẩu nguyên liệu thuốc thuốc bảo vệ thực vật đang áp thuế ở mức 0% cùng với biên lợi nhuận gộp của ngành này khá hấp dẫn nên thị trường thuốc bảo vệ thực vật luôn là mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp lao vào cuộc tranh đua mở rộng thị phần, tăng doanh số.
Thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam “rộng đường” xuất khẩu
Tính đến hết năm 2017, tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường nước bạn đã đạt trên 8.767 tấn. Kết thúc năm 2017, xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật đã có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực.
Năm 2017, thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam đã được xuất đi hơn 15 thị trường trên thế giới. Theo số liệu của Vibiz.vn, nhìn chung lượng xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam đều tăng ở hầu hết các thị trường chính như: Campuchia (4.252 tấn); Đài Loan (666 tấn); Singapore (350 tấn); Myanmar (143 tấn); Lào (83 nghìn tấn). Trong đó, Campuchia là thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam, chiếm 48,5% tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật mà Việt Nam xuất đi.
Do số lượng doanh nghiệp đông đảo, dòng sản phẩm và đối tượng khách hàng trong ngành là tương đồng nhau (người nông dân) nên cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành rất mãnh liệt. Các doanh nghiệp trong ngành đều đầu tư mạnh cho việc phủ rộng kênh phân phối, gia tăng mật độ các đại lý cấp 1, cấp 2, các hoạt động marketing và các chương trình hỗ trợ người nông dân đồng thời đẩy mạnh lĩnh vực xuất khẩu.
Hướng đi mới cho doanh nghiệp Việt Nam năm 2018
Mức độ tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật khó có thể tăng vì diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm, do đó, để giải quyết bài toán tăng trưởng, nhiều doanh nghiệp trong ngành mở rộng xuất khẩu (trước mắt là những thị trường Campuchia và Lào) và đa dạng hoá dòng sản phẩm nhằm phát huy hiệu quả tối đa của kênh phân phối.
Xu hướng phổ biến của các doanh nghiệp là mở rộng sang kinh doanh giống cây trồng (ví dụ như Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời, Nông dược HAI, Bảo vệ thực vật Sài Gòn) hoặc kinh doanh dịch vụ khử trùng (Công ty Khử trùng Việt Nam, Bảo vệ thực vật Sài Gòn). Riêng lĩnh vực chế biến gạo xuất khẩu, do những rào cản gia nhập lớn (quy định của chính phủ về điều kiện gia nhập đã được nâng lên đáng kể) nên chỉ những công ty lớn như Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời hay Công ty Thuốc sát trùng Việt Nam mới đủ tiềm lực đầu tư để gia nhập ngành. Đây là sự đa dạng hoá rất hợp lý nhằm tạo ra sự tích hợp dọc trong chuỗi giá trị, tiến tới cung cấp các giải pháp trọn gói: giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, dịch vụ nông nghiệp, chế biến nông sản và tiêu thụ nông sản, từ đó tạo ra tỷ suất lợi nhuận cao.
Với thế mạnh là nhà cung cấp hàng đầu những phân tích và dự báo chuyên sâu về ngành bảo vệ thực vật, Chuyên trang cơ sở dữ liệu về các ngành kinh tế và kinh doanh Vibiz.vn phối hợp cùng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh đưa ra báo cáo về doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật năm 2017.
Nội dung cung cấp trong báo cáo đa dạng, toàn diện từ tình hình xuất nhập khẩu chung (kim ngạch, mặt hàng, thị trường, top các doanh nghiệp xuất nhập khẩu), đến chi tiết xuất nhập khẩu từng chủng loại thuốc bảo vệ thực vật: thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ ốc, thuốc điều hòa sinh trưởng (thị trường xuất nhập khẩu, top doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo chủng loại), đồng thời kết hợp đi sâu phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội phát triển của ngành nói chung và thế mạnh, thách thức từng loại thuốc bảo vệ thực vật xuất nhập khẩu.
Link báo cáo tại:
http://vibiz.vn/bao-cao-gan-day/-vibiz-report-doanh-nghiep-xuat-nhap-khau-viet-nam-2017_nganh-thuoc-bao-ve-thuc-vat.html
Hoặc:
http://vibiz.vn/upload/17604/20180417/Bao_cao_DN_XNK_Viet_Nam_201769.pdf