Thị trường dược phẩm Việt Nam: Sân chơi rộng mở cho doanh nghiệp nội!

Thị trường dược phẩm Việt Nam: Sân chơi rộng mở cho doanh nghiệp nội!

Trong những năm gần đây, nhu cầu về dược phẩm trong nước ngày càng lớn do quá trình gia tăng dân số (95,5 triệu dân), thu nhập bình quân đầu người tăng liên tục (2.385 USD), nhu cầu chăm sóc y tế cũng như chi tiêu cho dược phẩm ngày càng nhiều. Ngoài ra, sự mở rộng bảo hiểm y tế cũng làm tăng nhu cầu về thuốc của người dân.

Nguồn:bcsi - vibiz

884b7fa9ff4919f8981b397fad5cbab3_1804_A2.jpg

Ngành dược Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đứng thứ 13 thế giới về tốc độ tăng trưởng. Năm 2017, doanh thu thị trường dược phẩm đạt khoảng 5,2 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2016. Năm 2017, nhiều nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn lớn trên thế giới và cả các công ty trong nước hoạt động ngoài ngành tham gia vào lĩnh vực dược phẩm.

Chi tiêu bình quân đầu người dành cho thuốc tăng từ 9,85 USD năm 2005 lên 22,25 USD năm 2010, tăng gần gấp đôi (37,97 USD) năm 2015. Mức tăng trưởng trung bình đạt 14,6% trong giai đoạn 2010-2015 và sẽ duy trì ở mức tăng ít nhất 14%/năm cho tới năm 2025. Chi tiêu dành cho thuốc theo đầu người tại Việt Nam năm 2017 khoảng 56 USD, dự báo con số này sẽ tăng lên 85 USD vào năm 2020 và 163 USD trong năm 2025.

e06899faa30ee307df813a6e93b2e99f_1.png

Từ năm 2008-2017, kim ngạch nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam liên tục tăng qua các năm. Trong vòng 10 năm đã nhập khẩu khoảng 18.095 triệu USD, trung bình mỗi năm nhập khẩu khoảng 1.809 triệu USD. Riêng năm 2017, Việt Nam nhập khẩu khoảng 2.821 triệu USD, tăng 10,1% so với năm 2016. Dự báo con số này sẽ vượt mốc 3 tỷ USD trong năm 2018.

Trong 8 năm, từ 2010-2017, doanh thu ngành Dược đã tăng gấp 2,6 lần. Tuy tốc độ tăng trưởng từ năm 2014 đến nay có sự sụt giảm nhưng vẫn luôn duy trì ở mức 2 con số. Ước tính tổng doanh thu ngành Dược năm 2017 đạt 5,2 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2016 và được dự báo là sẽ tiếp tục tăng trưởng hai con số đến năm 2022.

Tuy ngành Dược trong nước đã có nhiều thay đổi cũng như tăng trưởng mạnh mẽ nhưng tình hình sản xuất dược phẩm trong nước vẫn còn nhiều hạn chế chỉ đáp ứng được khoảng 52,5% nhu cầu dược phẩm trong nước, số còn lại phải thông qua nhập khẩu. Hiện tại cả nước có khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm bao gồm cả doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI, khoảng 194 nhà máy thuộc 158 doanh nghiệp đạt chuẩn GMP- WHO.

Sản xuất trong nước chủ yếu là các dạng bào chế đơn giản, sản xuất các loại thuốc generic (sản xuất trực tiếp tiêu thụ trong nước và gia công thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài). Trung bình mỗi năm tiêu thụ khoảng 60.000 tấn nguyên liệu dược phẩm các loại trong đó 80- 90% nguyên liệu dược phải nhập khẩu (hơn 50% đến từ Trung Quốc).  

e06899faa30ee307df813a6e93b2e99f_2.png

Các doanh nghiệp lớn ngoài ngành bắt đầu có những hành động cụ thể tham gia vào lĩnh vực sản xuất dược phẩm, trong đó nổi bật là sự gia nhập của Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Masan group. Cụ thể, Tập đoàn Vingroup thành lập Công ty Cổ phần Vinfa hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm và xây dựng dự án nghiên cứu sản xuất thuốc 2.200 tỷ đồng quy mô gần 10ha dự kiến xây dựng vào quý III/2018. Còn Masan group đang nhắm đến các sản phẩm gia dụng chăm sóc cá nhân. Phương án M&A của tập đoàn chủ yếu tập trung vào các các đối tác có sẵn công nghệ, nhằm nhanh chóng gia nhập vào lĩnh vực dược phẩm. Sự tham gia của Vingroup và Masan group tuy không ảnh hưởng đến cơ cấu ngành dược phẩm, nhưng phần nào khiến các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm dè chừng. Đây có thể xem như sự việc đánh dấu bước đầu cho sự tham gia của doanh nghiệp ngoài ngành vào lĩnh vực sản xuất dược phẩm.

Năm 2017, các doanh nghiệp trong ngành không ngừng vượt qua khó khăn (thắt chặt các quy định trong hoạt động đấu thầu tập trung kênh ETC của Bộ Y tế), thực hiện các biện pháp tái cơ cấu hệ thống phân phối sản phẩm, chuyển dịch sang kênh OTC nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu theo kế hoạch, đặc biệt đối với các doanh nghiệp lớn như Dược Hậu Giang, Traphaco, Domesco,…

c1e2edc33fbfb58d680411a0c8625669_image001.png

Bán lẻ dược phẩm không giống như bán lẻ các sản phẩm khác, bởi ngành dược có những đặc thù riêng yêu cầu đội ngũ nhân viên bán hàng trong lĩnh vực này phải có kiến thức vững vàng về các loại dược phẩm. Bởi vậy việc xây dựng đội ngũ nhân sự lớn trong bán lẻ dược phẩm cũng khó hơn rất nhiều so với lĩnh vực khác. Việc chưa quen với hình thức mua thuốc trực tuyến của người tiêu dùng cũng sẽ là rào cản đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào lĩnh vực bán lẻ dược phẩm. Tuy nhiên trong dài hạn, khi các doanh nghiệp tháo gỡ được những khó khăn trước mắt và xây dựng hệ thống bán lẻ dược phẩm của riêng mình sẽ làm thay đổi bức tranh cũng như cục diện trong lĩnh vực bán lẻ dược phẩm hiện tại.

Với thế mạnh là nhà cung cấp hàng đầu những phân tích và dự báo chuyên sâu về ngành dược phẩm, Chuyên trang cơ sở dữ liệu về các ngành kinh tế và kinh doanh Vibiz.vn phối hợp cùng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh đưa ra báo cáo Ngành Dược phẩm: Hiện trạng 2017 và xu hướng phát triển 2022.

Link báo cáo tại:

http://vibiz.vn/upload/17604/20180606/Nganh_duoc_pham_HT_2017_XHPT_2022.pdf

hoặchttp://vibiz.vn/bao-cao-gan-day/-vibiz-report-nganh-duoc-pham-hien-trang-2017-va-xu-huong-phat-trien-2022.html

bcsi - vibiz
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang