Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018: Góc nhìn và hành động

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018: Góc nhìn và hành động

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018 do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức tại Hà Nội ngày (11/1), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh sự kỳ vọng mỗi người dân Việt Nam cần thay đổi cách nghĩ, cách làm để biến ước mơ và khát vọng nền kinh tế Việt Nam thịnh vượng trở thành hiện thực.


thu tuong.jpg

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Diễn đàn. Nguồn: Internet

"Tăng trưởng và phát triển là cuộc đua maraton đường trường chứ không phải cuộc chạy đua nước rút. Chúng ta cần biến khát vọng thịnh vượng cho dân tộc bằng hành động cụ thể, phấn đấu trở thành con hổ kinh tế mới của châu Á. Bây giờ chưa được, nhưng tại sao lại không và luôn phải tìm câu trả lời làm gì để đạt được điều ấy" – Thủ tướng chia sẻ

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng: Vấn đề quan trọng của kinh tế Việt Nam hiện nay là làm thế nào để Việt Nam tăng trưởng nhanh và bền vững. Đây là 2 mục tiêu có thể mâu thuẫn nhau nhưng Hàn Quốc và Nhật Bản đã làm được. Chúng ta cần làm gì để đạt 2 mục tiêu có vẻ mâu thuẫn này.

IMG_2541.JPG

Toàn cảnh hội thảo chuyên đè về “Năng lượng xanh cho phát triển kinh tế bền vững”

Phát biểu tại hội thảo về “Năng lượng xanh cho phát triển kinh tế bền vững”, Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Trung ương Đảng - Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh: Năng lượng luôn là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế và thực tế chúng ta vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn năng lượng hóa thạch. Tuy nhiên, hiện nay các nguồn nguyên liệu hóa thạch lại tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, vì vậy việc phát triển các nguồn năng lượng xanh là một xu hướng tất yếu trong cả tương lai gần và tầm nhìn dài hạn.

nguyen van binh.jpg

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình

Tại hội thảo “Nâng cao năng suất trong bối cảnh công nghiệp hóa”, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Ngô Văn Tuấn nhận định: Việc thúc đẩy tăng năng suất, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và quyết định đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững cho giai đoạn mới. Tuy nhiên, việc nâng cao năng suất đang là một thách thức lớn đối với Việt Nam. Nhìn tổng thể, ngoài việc nâng cao năng suất lao động còn cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, năng suất vốn.

Theo GS. Trần Văn Thọ, Đại học Waseda (Tokyo), thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, đặc trưng của kinh tế Việt Nam hiện nay với nguồn lao động dư thừa trong nông nghiệp và khu vực kinh tế cá thể ở mức cao, khiến dư địa tăng năng suất qua tái phẩn bổ nguồn lao động là rất lớn và tỷ lệ đầu tư không thấp nhưng cơ cấu không hiệu quả.

“Việt Nam cần khuyến khích du nhập công nghệ, kết hợp với phát triển thị trường vốn sẽ thúc đẩy đầu tư theo hướng cách tân công nghệ, tăng năng suất. Cần tiến hành công nghiệp hóa theo chiều sâu và theo diện rộng để tránh hiện tượng công nghiệp hóa quá sớm, tạo việc làm năng suất cao cho lao động chuyển từ nông nghiệp và khu vực cá thể. Cùng với đó là việc thay đổi chiến lược thu hút FDI, doanh nghiệp trong nước sẽ tham gia vào mạng lưới cung ứng toàn cầu và tăng năng suất qua chuyển giao công nghệ”, GS. Trần Văn Thọ khuyến nghị.

IMG_3010.JPG

Các diễn giả tại hội thảo “Nâng cao năng suất trong bối cảnh công nghiệp hóa”

Theo ông John Kerry, cựu Ngoại trưởng Mỹ, Chủ tịch danh dự Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie - diễn giả chính trong Diễn đàn kinh tế 2018, áp lực của Việt Nam là phát triển nhanh nhưng ngày càng thiếu hụt nguồn năng lượng bền vững. Ông đã thẳng thắn đặt vấn đề: Lựa chọn nào cho Việt Nam: Than đá – Năng lượng tái tạo?

 “Tôi muốn nhấn mạnh tới các chính sách năng lượng sạch. Giải pháp có sẵn, công nghệ chuyển nhanh, gồm năng lượng mặt trời, gió, sinh khối... Nếu tăng trưởng còn dựa vào than đá, điện than, thách thức sẽ lớn hơn nhiều, nhất là chất lượng cuộc sống. Chính phủ Việt Nam cần chuyển động nhanh hơn thông qua thể chế, khung khổ pháp luật, từ đó tạo sân chơi hấp dẫn, để Việt Nam là điểm đến. Đó cũng là cách thức tăng trưởng của những con hổ châu Á” - ông John Kerry đưa ra khuyến nghị.

17.png

Toàn cảnh Diễn đàn

Với 1.500 đại biểu là các học giả kinh tế hàng đầu quốc tế và Việt Nam, Diễn đàn Kinh tế vĩ mô 2018 là nơi đóng góp nhiều ý kiến, tham luận và sáng kiến cho Việt Nam về tăng trưởng, phát triển trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị Ban Kinh tế Trung ương sau Diễn đàn cần phải tập hợp các ý kiến, tham luận của các diễn giả để tập hợp báo cáo Bộ Chính trị, hoàn thiện Đề án tăng trưởng nhanh và bền vững để trình Bộ Chính trị, Ban Bí thứ và Chính phủ để ban hành những quyết sách phát triển trong thời gian tới.
 

BCSI (T/H)

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang