FLC với tham vọng hàng loạt dự án nghìn tỷ

FLC với tham vọng hàng loạt dự án nghìn tỷ

Kết thúc năm 2018, kết quả kinh doanh của FLC có tăng trưởng nhưng không đạt được kế hoạch mà cổ đông đã giao. Tuy nhiên, sang năm 2019, tập đoàn này vẫn không ngại đầu tư hàng loạt dự án “khủng”.


Theo báo cáo tài chính hợp nhất Quý 4 năm 2018, FLC đạt doanh thu 4.147 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ 2017; tuy nhiên công ty này vẫn báo lãi sau thuế gần 214 tỷ đồng, tăng 37% so.

Lũy kế cả năm, FLC đạt 11.764 tỷ đồng doanh thu, thu về 400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Công ty chỉ hoàn thành 94% chỉ tiêu về doanh thu và 71,4% kế hoạch lợi nhuận do đại hội cổ đông ngày 12/6/2018 thông qua.

Tính đến 31/12/2018, tổng tài sản của FLC đạt 25.864 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 8.954 tỷ đồng. Công ty có hơn 334 tỷ đồng tiền mặt và các khoản đương tiền; gần 279 tỷ đồng tiền đầu tư chứng khoán.

Đáng chú ý, trong tài sản ngắn hạn của FLC, khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng ghi nhận mức tăng mạnh lên 4.177 tỷ đồng, con số này hồi đầu năm là 2.705 tỷ đồng; khoản phải thu ngắn hạn khác cũng tăng gấp nhiều lần từ 446 tỷ đồng lên gần 2.300 tỷ đồng.

Về tình hình nợ tính đến cuối 2018: tổng nợ phải trả là 16.910 tỷ đồng, tăng 2.638 tỷ đồng so với hồi đầu năm, trong đó cả nợ dài hạn và ngắn hạn đều tăng. Nợ vay ngân hàng của FLC là 5.113 tỷ đồng, tăng 781 tỷ đồng so với hồi đầu năm, chủ yếu tăng nợ vay dài hạn. Chi phí trả lãi vay ngân hàng của FLC trong cả năm 2018 là hơn 308 tỷ đồng.

Theo thông tin từ FLC, trong năm 2019, công ty đặt mục tiêu doanh thu tăng đột biến lên 30.000 tỷ đồng, gấp hơn 2,5 lần so với kết quả thực hiện được trong năm 2018. Để hiện thực hóa mục tiêu này, tập đoàn đã có những động thái đáng chú ý.

c2-eIltlWIhmSpJDdk5j6WQ-ZYgYPrbP9VIuOPccyoD4pVedklfEHjCPQD6pn6_DXg-S-G5c94OIbOja9to8WlLAb9xfBZIoONviTNKgc_DOYj_HjL8ErfyoQ5DPomynu1mTsdiX

FLC trúng thầu nhiều dự án lớn ngay trong đầu năm

Mới đây nhất, bên lề cuộc họp Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên tại Hà Nội, tập đoàn FLC đã gây chú ý khi thỏa thuận mua 10 máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner trị giá gần 3 tỷ USD với Tập đoàn Boeing (Mỹ). Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu FLC cũng đang “nóng” với thanh khoản giao dịch tăng cao.

Tính từ đầu năm 2019 đến nay, FLC đã liên tiếp ký kết và khởi công nhiều dự án khủng với vốn đầu tư lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Đầu tháng 1, FLC gây xôn xao dư luận khi gửi văn bản tới UBND thành phố Hà Nội để đề xuất ý tưởng quy hoạch và đầu tư một khu phức hợp thể thao nằm tại một khu vực thuộc huyện Đông Anh, Mê Linh hoặc Sóc Sơn. Theo tập đoàn này, sân vận động dự kiến có sức chứa 100.000 chỗ ngồi, mục tiêu trở thành sân vận động lớn và hiện đại nhất thế giới.

Vào tháng 2, FLC đã khởi công dự án bệnh viện đa khoa quốc tế tại tỉnh Thái Bình với quy mô 1.000 giường bệnh và tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 3.722 tỷ đồng. Ngoài ra, FLC còn nhận quyết định chủ trương đầu tư cho 4 dự án tại tỉnh Quảng Bình với số vốn đăng ký đầu tư trên 2800 tỷ đồng. Hay vào 21/2, FLC cũng có công văn gửi Bộ GTVT và Văn phòng Chính phủ đề nghị nghiên cứu đầu tư xây dựng nhà ga T3 tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, hoàn thành chỉ sau 1 năm thi công.

Những dự án “khủng” mà tập đoàn đã và đang thực hiện là những dấu hiệu khởi sắc, hứa hẹn một năm đột phá cho FLC.

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang