Tuy nhiên, cùng với những cơ hội này là nguy cơ khi các thương hiệu Việt đang đối mặt với cạnh tranh khốc liệt và phức tạp trên thị trường quốc tế.

p/Trung Nguyên từng bị công ty Rice Field đăng kí bảo hộ thương hiệu café Trung Nguyên tại Mỹ

Trung Nguyên từng bị công ty Rice Field đăng kí bảo hộ thương hiệu café Trung Nguyên tại Mỹ

Chuyện bảo hộ thương hiệu

Với sự nhanh nhạy, khả năng thích nghi và nỗ lực không ngừng nghỉ, nhiều thương hiệu Việt đã tìm được chỗ đứng ở các thị trường trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên để trụ vững trên thị trường ngoại và cạnh tranh gay gắt, có rất nhiều thách thức mà các DN Việt phải đối mặt. Trong đó, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến bảo hộ thương hiệu tại các nước sở tại. Câu chuyện cà phê Trung Nguyên trước đây là một ví dụ.

Sau nhiều nỗ lực, Trung Nguyên bước chân vào được thị trường Mỹ. Thế nhưng, khi đang “chân ướt, chân ráo” thì DN này phát hiện thương hiệu Trung Nguyên đã bị một Cty khác đăng ký bảo hộ tại Mỹ. Phải mất hơn hai năm đàm phán và tốn kém tiền bạc, Trung Nguyên mới lấy lại được thương hiệu của mình và nhanh chóng thực hiện việc đăng kí bảo hộ thương hiệu trên 60 nước và lãnh thổ trên thế giới.

Tại một số DN khác, do sản phẩm bị làm nhái, làm giả trên thị trường ngoại cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến thương hiệu Việt bị ảnh hưởng. Như câu chuyện của một doanh nghiệp bánh kẹo trong chương trình CEO – Chìa khóa thành công, phát sóng vào lúc 10h trưa Chủ nhật ngày 09/04/2017 trên VTV1 với chủ đề “Chiến lược Cty – Tiến thoái lưỡng nan” đang gặp phải.

Theo đó, chương trình đề cập đến câu chuyện của DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo được làm từ các sản phẩm nông sản của VN. Do là sản phẩm có truyền thông khá lâu năm nên thương hiệu khá uy tín và được biết trên khá rộng rãi trong nước và xuất khẩu sang các thị trường ngoại. Với các sản phẩm bánh kẹo cao cấp có hương vị mới lạ, đặc sắc và dành cho cả người ăn kiêng nên bước đầu DN đã thành công khi xâm nhập các thị trường mới. Tuy nhiên, sau một thời gian, bỗng nhiên ở các thị trường này tràn ngập các sản phẩm làm nhái, làm giả thương hiệu của Cty và có giá bán rẻ hơn. Điều này đã khiến các đơn hàng xuất khẩu của DN bị ảnh hưởng nghiêm trọng, doanh số, lợi nhuận sụt giảm.

Trước tình hình này, CEO và các cổ đông bàn bạc và định hướng lại chiến lược cho Cty. Các cổ đông cho rằng DN nên tính toán phương án rút khỏi các thị trường này và quay về thị trường trong nước. Ngược lại, CEO cho rằng DN đã mất rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc để xâm nhập thị trường các nước nên bắt buộc phải tiếp tục trụ lại và đầu tư để cho ra đời các dòng sản phẩm mới, độc đáo và khác biệt hơn, các đối thủ sẽ khó làm nhái hơn.

Những ý kiến của chuyên gia trong chương trình luôn làm cho fanpafge tạo được sự quan tâm đông đảo của cộng đồng xã hội.

Theo enternews

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang