Phí ngân hàng điện tử đang trở thành vấn đề được người dân quan tâm. Đặc biệt sau khi Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) công bố biểu phí mới.

bai-toan-canh-tranh-mang-ten-phi-ngan-hang

Các ngân hàng đang phải cạnh tranh với nhau cả về mức phí dịch vụ.

Cụ thể từ 1/3 Vietcombank sẽ tăng từ 8.800 đồng lên 11.000 đồng/tháng (đã bao gồm thuế VAT). Phí chuyển khoản trong Vietcombank qua app Mobile Banking sẽ tốn phí 2.200 đồng/ giao dịch thay vì miễn phí như trước đây.

Ngoài ra, phí giao dịch chuyển tiền của Vietcombank cũng thay đổi. So với trước đây, phí chuyển khoản liên ngân hàng với giao dịch dưới 10 triệu đồng giảm nhẹ từ 11.000 đồng xuống 7.700 đồng.

Tuy nhiên, các giao dịch chuyển khoản trên 10 triệu đồng sẽ tính phí theo 0,02% giá trị giao dịch. Như vậy, ví dụ chuyển tiền trên 100 triệu đồng, phí chuyển tiền liên ngân hàng sẽ lên đến 22.000 đồng.

Chưa hết, Vietcombank cũng bắt đầu áp dụng phí quản lý tài khoản ở mức 2.000 đồng/tháng.

Vietcombank tăng phí dịch vụ đã gây không ít xôn xao trong dư luận, nhất là mạng xã hội bởi đây là ngân hàng trong top đầu với mạng lưới rộng và giao dịch với hàng triệu khách hàng.

Khi Vietcombank tăng phí dịch vụ gây phản ứng nhưng ở khía cạnh nào đó đây là phép thử mà các ngân hàng muốn trước khi đồng loạt tăng phí.

bai-toan-canh-tranh-mang-ten-phi-ngan-hang

TS Bùi Quang Tín cho rằng ngân hàng hoàn toàn có thể miễn phí nếu cho vay khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng.

Theo TS Bùi Quang Tín - Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Ngân hàng TP HCM, thời gian tới đây không chỉ Vietcombank mà nhiều ngân hàng khác cũng âm thầm tăng phí dịch vụ.

“Tăng phí là khó tránh khỏi vì bản chất của việc cung ứng dịch vụ luôn tốn chi phí, cho nên kiểu gì ngân hàng cũng phải thu phí thông qua cách này hoặc cách khác”, TS Bùi Quang Tín nhận định.

Tuy vậy, TS Bùi Quang Tín cho rằng, hiện nay tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng tại các ngân hàng với lãi suất dao động trong khoảng 0,2%-0,5%/năm. Với số tiền gửi không kỳ hạn này, ngân hàng đem cho vay với lãi suất thấp nhất cũng được 4,1%/năm (kỳ hạn một tháng). Nhờ nguồn thu ổn định này, nhiều ngân hàng dư sức bù đắp cho các khoản miễn phí từ phí dịch vụ với khách hàng.

“Ngoài ra, nếu ngân hàng tiết kiệm các chi phí hoạt động thì mức phí áp dụng cho khách hàng sử dụng dịch vụ sẽ thấp, thậm chí không cần tăng và ngược lại”, TS Tín cho biết.

Cũng theo TS Tín bên cạnh dịch vụ, uy tín thì phí dịch vụ ngân hàng cũng là điểm để khách hàng xem xét qua đó lựa chọn ngân hàng. Nói cách khác quyết định mức phí dịch vụ của các nhà băng sẽ liên quan đến câu chuyện cạnh tranh trên thị trường.

Trong khi đó theo TS Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính bày tỏ, việc thu phí để bù đắp cho các khoản đầu tư vào dịch vụ là hợp lý nhưng có một số khoản thu bất hợp lý. Tuy nhiên hiện nay nhiều ở Việt Nam thu quá nhiều loại phí mà các ngân hàng nước ngoài không có như phí duy trì tài khoản, phí truy vấn thông tin hay in sao kê…

“Phí duy trì tài khoản, truy vấn thongo tin bằng bản in sao…là những dịch vụ đương nhiên khách hàng được hưởng. Phí quá nhiều loại nên dù số tiền mỗi loại không nhiều nhưng khi người dùng sử dụng thường xuyên cũng tốn chi phí đáng kể cho khách hàng và dễ gây bức xúc”, TS Hiếu nói.

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu ngân hàng hoàn toàn có thể giảm chi phí dịch vụ nếu quản trị bộ máy tốt, giảm chi cho bộ máy. Ở khía cạnh thị trường khi phí dịch vụ lên cao khi lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản bên cạnh uy tín, thương hiệu ngân hàng khách hàng sẽ cân nhắc cả mức phí dịch vụ. Khi đó ngân hàng nào chất lượng tốt, uy tín, phí dịch vụ thấp sẽ được lựa chọn.

Theo SHTTT

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang