Tập trung nguồn lực đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Tập trung nguồn lực đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Năm 2019 được xác định là năm bứt phá để hoàn thành thắng lợi các Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị Quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 – 2020.

Thủ tướng chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 09 /CT-TTG về các giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng.


Với phương châm hành động “ kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”, ngay từ đầu năm, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã tích cực triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.

Để có thể đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước năm 2019 là 6,8%, nhiệm vụ của những tháng cuối năm, trong đó có việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là rất nặng nề, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, phấn đấu của tất cả các ngành, các cấp trong tất cả các lĩnh vực.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (sau đây gọi tắt là các bộ, ngành và địa phương) tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ.

Cùng với đó, việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động của doanh nghiệp, bảo đảm khắc phục những bất cập hiện nay; cắt giảm, bãi bỏ các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không còn cần thiết, huy động hiệu quả các nguồn lực và tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi tại Việt Nam.

TS: Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cũng cho rằng: “Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng đề ra, cần có sự phối hợp tốt hơn nữa trong công tác điều hành giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và giá cả. Đối với giá dịch vụ công do Nhà nước quản lý, cần tính toán lộ trình để quyết định thời điểm và mức tăng giá phù hợp, tránh tăng dồn dập cùng lúc hoặc tăng quá nhiều. Năm nay, rõ ràng áp lực tăng lạm phát đã rất lớn do tăng giá hàng loạt mặt hàng như điện, xăng dầu và tăng lương cơ bản, tăng thuế bảo vệ môi trường... Cho nên, những mặt hàng sẽ tăng giá theo lộ trình như giáo dục, y tế phải có mức độ và thời điểm tăng giá phù hợp. Chú trọng đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế để vừa tạo động lực tăng trưởng cho năm nay và cũng là bước đệm cho lâu dài. Đồng thời, chú ý tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, cụ thể là xây dựng chiến lược phát triển kinh tế số, tăng năng suất lao động. Đây chính là nền tảng lâu dài cho tăng trưởng.

 

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang