Chỉ số thương mại điện tử 2019 có gì đáng chú ý?

Chỉ số thương mại điện tử 2019 có gì đáng chú ý?

Thương mại điện tử đang là một thị trường nhộn nhịp, sôi nổi nhưng cũng đầy tính cạnh tranh. Năm 2018 thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển toàn diện với tốc độ tăng trưởng trên 30%.


Với sự tăng trưởng cao và liên tục từ năm 2015, chúng ta tin tưởng sẽ đạt được mục tiêu 10 tỷ USD loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng vào năm 2020 nêu trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2020.

Theo thống kê của iPrice, nhìn vào bảng xếp hạng từng quý ta thấy sự đổi ngôi vô cùng ngoạn mục của tân binh Shopee, từ vị trí thứ 3 trong hai quý I, II đã lên top đánh bại người khổng lồ Lazada. Nhưng để nắm được toàn cảnh TMĐT năm cũ và dự đoán được TMĐT năm tới cần đợi báo cáo quý IV/2018.

Những  xu hướng Thương mại điện tử 2019 vẫn tiếp tục phát triển:

Giao hàng trong ngày và dịch vụ mua online/lấy hàng offline

Các doanh nghiệp cũng đang bắt đầu cung cấp các gói giao hàng tháng (ví dụ: TikiNow – cung cấp dịch vụ giao hàng trong 2h theo tháng – quý – năm) và các cửa hàng offline cũng có thể chớp lấy cơ hội với dịch vụ “mua hàng online/lấy đồ offline”.

Khách hàng có thể mua sản phẩm online và đến cửa hàng lấy đồ mà không cần phải mất thời gian thanh toán tiền tại quầy như trước nữa.

 

Chatbots chăm sóc khách hàng

Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã thay thế nhân viên tư vấn trực tuyến bằng việc ứng dụng công nghệ chatbots tự động để tư vấn khách hàng online 24/7.

Tìm kiếm bằng giọng nói

Chức năng tìm kiếm bằng giọng nói đang dần dần được cải tiến trên các dòng điện thoại thông minh, các nhà làm SEO cũng cần cập nhật để biến nó trở thành một tiêu chuẩn và yếu tố để xây dựng bộ từ khóa phù hợp đánh trúng nhu cầu và hành vi khách hàng.

Theo như Search Engine Land và Google, 20% lượng tìm kiếm hiện nay đều đến từ giọng nói. Các website thương mại điện tử cũng cần cập nhật xu hướng tương tự. Báo cáo từ OC&C Strategy Consultants chỉ ra rằng: thị trường mua sắm bằng giọng nói (voice-shopping) hiện có trị giá 2 tỷ USD và sẽ còn tăng đến 40 tỷ USD vào năm 2020.

Ứng dụng Machine Learning (ML) và Artificial Intelligence (AI):

Machine Learning (học máy) và Artificial Intelligence (trí tuệ nhân tạo) đang dần trở thành những phần thiết yếu trong nhiều lĩnh vực, và thương mại điện tử cũng không phải là ngoại lệ. Khi người mua ngày càng kỳ vọng vào những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa (ví dụ: dựa trên lịch sử tìm kiếm của người mua trên trang của mình, Shopee và Lazada sẽ hiển thị những sản phẩm có liên quan ngay lập tức trên trang chủ đánh trúng nhu cầu gần nhất của người mua), ML và AI là 2 yếu tố quan trọng quyết định thành bại của một website thương mại điện tử.

Nhiều lựa chọn thanh toán

Hiện nay khách hàng có nhiều lựa chọn thanh toán khác nhau: trả tiền mặt, thanh toán online, thanh toán bằng tiền ảo… Ở Việt Nam, hiện nay khách hàng đang dùng hai kiểu thanh toán là trả tiền mặt và thanh toán qua thẻ ngân hàng. Chính vì thế các doanh nghiệp thương mại điện tử có hai lựa chọn để phù hợp với từng đối tượng và làm hài lòng khách hàng.

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang