Việt Nam mỗi ngày có 30 triệu lượt mua hàng trực tuyến

Việt Nam mỗi ngày có 30 triệu lượt mua hàng trực tuyến

Tổ chức Visa vừa công bố báo cáo cho biết dịch COVID-19 đã ghi nhận số lượng người dùng mua sắm trực tuyến ở mức kỷ lục, với trung bình 30 triệu lượt mua hàng trực tuyến ghi nhận tại Việt Nam mỗi ngày.


Việt Nam mỗi ngày có 30 triệu lượt mua hàng trực tuyến - Ảnh 1.

Mua sắm trực tuyến tăng rất mạnh trong dịch COVID-19 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Do vậy, theo Visa, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn chưa chấm dứt như hiện nay, việc chuyển sang kinh doanh trực tuyến rất quan trọng đối với các nhà bán lẻ. Ngoài ra, các nhà bán lẻ cũng phải chấp nhận thanh toán kỹ thuật số. 

Tuy nhiên theo Visa, dù trong thời điểm hiện nay, chuyển đổi số là chìa khóa để kích thích tăng trưởng và tiếp cận khách hàng mới, nhưng kinh doanh trực tuyến có thể là một vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Do vậy, Visa vừa triển khai chương trình "Giá trị sức mua của bạn", là một phần trong chiến lược hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Visa.

Tại Việt Nam, theo bà Đặng Tuyết Dung - giám đốc Visa tại Việt Nam và Lào, cho biết chương trình sẽ giúp kết nối khách hàng với các đơn vị chấp nhận thẻ trên khắp cả nước, cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhanh chóng tiếp cận khách hàng mới, nắm bắt những xu hướng thương mại điện tử và tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này.

Ngoài ra, thông qua việc hợp tác với các đối tác thương mại điện tử phổ biến như Shopee và NowFood, Visa sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt đầu kinh doanh và quảng cáo trực tuyến, cũng như giới thiệu các ưu đãi và khuyến mãi cho các doanh nghiệp mới đăng ký.

Trước đó, theo thống kê của Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) - trong đợt dịch COVID-19 trước, một tháng có khoảng 15 triệu người sử dụng Internet banking và mobile banking. Đây là con số rất lớn. Ước tính, một ngày Việt Nam có khoảng 30 triệu giao dịch thanh toán.

Hồi tháng 5, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đã ký quyết định 645/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025 là 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đạt trung bình 600 USD/người/năm.

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang