GenAI mở đường cho tương lai chuyển đổi ngành Công nghệ, Truyền thông và Viễn thông

GenAI mở đường cho tương lai chuyển đổi ngành Công nghệ, Truyền thông và Viễn thông

Bằng cách giải quyết những thách thức về cơ sở hạ tầng, mức tiêu thụ năng lượng, tính minh bạch và một số vấn đề khác, thế giới có thể sẵn sàng cho một bước tiến vượt bậc nhằm xác định tương lai của Al…

Nguồn:VnEconomy

GenAI có thể mở đường cho tương lai chuyển đổi ngành Công nghệ, Truyền thông và Viễn thông.

GenAI có thể mở đường cho tương lai chuyển đổi ngành Công nghệ, Truyền thông và Viễn thông.

Vào ngày 19/10, Deloitte Global đã công bố báo cáo Dự đoán về ngành Công nghệ, Truyền thông & Viễn thông (TMT) năm 2025”, dự báo một năm chuyển giao quan trọng trong hoạt động ứng dụng AI tạo sinh (GenAI) của ngành, nêu bật nhiều thách thức về mặt kỹ thuật cũng như yêu cầu cấp thiết của xã hội. 

"Chúng ta đang đứng trước một kỷ nguyên mới, những lựa chọn mà chúng ta đưa ra ngày hôm nay xung quanh việc phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo sẽ định hình tương lai", bà Ariane Bucaille, Trưởng nhóm ngành TMT toàn cầu thuộc Deloitte, cho biết. "Khi xác định lộ trình cho AI tạo sinh, chúng ta phải giải quyết nhiều thách thức. Bằng cách nắm bắt tính minh bạch, tính bao quát và tính bền vững, chúng ta có thể đảm bảo những tiến bộ công nghệ tác động tích cực không chỉ đến thế hệ hiện tại mà còn đến các doanh nghiệp, người tiêu dùng và cộng đồng thế hệ tương lai". 

DỰ KIẾN ​​TĂNG GẤP ĐÔI MỨC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TỪ CÁC TRUNG TÂM DỮ LIỆU

Deloitte dự đoán mức tiêu thụ điện của các trung tâm dữ liệu toàn cầu có thể tăng gấp đôi lên 1.065 terawatt-giờ (TWh) vào năm 2030 - tương đương 4% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu, do quá trình đào tạo và phát triển suy luận GenAI tiêu tốn rất nhiều điện năng. 

Các công ty công nghệ bao gồm nhà cung cấp dịch vụ đám mây, nhà sản xuất thiết bị bán dẫn hay nhà điều hành trung tâm dữ liệu có thể thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và giảm thiểu sự gia tăng sử dụng điện. Điển hình, nhiều Big Tech đang tích cực đầu tư nghiên cứu dòng chip hiệu quả hơn, giải pháp làm mát độc đáo, thiết kế tiết kiệm năng lượng, từ đó chinh phục mục tiêu phát thải ròng bằng không. Deloitte dự đoán hầu hết giải pháp đều có tiềm năng giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng của GenAI, nhưng ​​sẽ mất nhiều năm để thu về kết quả rõ rệt và lợi tức đầu tư.

25% DOANH NGHIỆP SẼ ÁP DỤNG GENAI VÀO NĂM 2025 

Deloitte dự đoán 25% doanh nghiệp toàn cầu sẽ tiến hành ứng dụng GenAI vào năm 2025, con số kỳ vọng tăng lên 50% vào năm 2027. Sự phát triển của các tác nhân AI, có thể hiểu là giải pháp phần mềm giúp hoàn thành nhiệm vụ với sự can thiệp tối thiểu của con người, sẽ ngày càng được thúc đẩy khi các công ty đầu ngành xác định hướng kinh doanh tiềm năng.

25% doanh nghiệp toàn cầu công bố sẽ áp dụng GenAI vào hoạt động công ty từ năm 2025. 

25% doanh nghiệp toàn cầu công bố sẽ áp dụng GenAI vào hoạt động công ty từ năm 2025. 

Xây dựng dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn, các tác nhân AI sẽ cung cấp tính linh hoạt cao hơn với đa dạng trường hợp sử dụng hơn so với phương pháp học máy hay học sâu truyền thống. Tất nhiên, mục tiêu cuối cùng là các ứng dụng có thể tự chủ vận hành tác vụ, Deloitte kỳ vọng sẽ có nhiều cải thiện đáng kể về khả năng của tác nhân AI vào năm 2025 khi công nghệ phát triển nhanh chóng. Cải tiến liên tục cho phép tác nhân AI giải quyết nhiều nhiệm vụ hơn, cung cấp cho doanh nghiệp bộ công cụ có giá trị nhằm thúc đẩy năng suất của nhóm lao động trí óc cũng như tăng hiệu quả trong quy trình làm việc ở tất cả các khâu.

ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH VÀ MÁY TÍNH CÁ NHÂN THỬ NGHIỆM SỨC MẠNH CỦA GENAI

Deloitte dự báo vào năm 2025, số lượng điện thoại thông minh tích hợp GenAI sẽ vượt quá 30% tổng số lô hàng. Máy tính cá nhân có khả năng xử lý GenAI cục bộ sẽ chiếm khoảng 50% tổng số lô hàng, tăng từ 30% vào năm 2024. 

Năm 2025 là năm then chốt để đánh giá giá trị và tính toàn diện của các chức năng GenAI cốt lõi. Mặc dù Deloitte dự đoán lượng điện thoại thông minh xuất xưởng toàn cầu sẽ tăng 7% (tăng từ 5% vào năm 2024) vào năm 2025, nhưng chưa rõ liệu GenAI có thể tác động tới doanh thu bán hàng mảng smartphone như thế nào. 

NỀN TẢNG PHÁT TRỰC TUYẾN TỔNG HỢP TRỞ THÀNH XU HƯỚNG MỚI

Subscription Video On Demand (SVOD) là mô hình phân phối nơi người tiêu dùng trả khoản phí định kỳ để có quyền truy cập không giới hạn vào thư viện nội dung của nền tảng phát trực tuyến, từ phim ảnh cho đến chương trình truyền hình.

Sau khi lập đỉnh ở mức 4 đăng ký/người tại Hoa Kỳ và hơn 2 đăng ký/người tại hầu hết các thị trường châu Âu vào năm 2024, Deloitte dự đoán xu hướng SVOD đã đạt đến giới hạn và sẽ bắt đầu giảm vào năm 2025. Mặc dù số lượng đăng ký giảm, nhưng doanh thu SVOD vẫn có thể tăng khi nhà cung cấp thực hiện nâng giá, thắt chặt chính sách chia sẻ mật khẩu và tăng cường tuỳ chọn gói đăng ký.

Deloitte nhận định thị trường sẽ sớm ổn định với chỉ hai hoặc ba nhà cung cấp dịch vụ SVOD trực tiếp đến người tiêu dùng trên mỗi thị trường. Lặp lại mô hình của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả phí, Deloitte lạc quan về sự hồi sinh của hoạt động tổng hợp, trong đó các bên trung gian như công ty viễn thông, nền tảng truyền hình và nền tảng công nghệ sẽ hợp nhất nhiều nguồn nội dung thành một dịch vụ duy nhất. Chiến lược có thể giúp giảm chi phí và tạo ra hệ sinh thái phát trực tuyến bền vững hơn.

Ông Kevin Westcott, Trưởng nhóm ngành Viễn thông, Truyền thông & Giải trí (TM&E) thuộc Deloitte Global, bày tỏ: "Chúng tôi mong đợi được chứng kiến kỷ nguyên phát trực tuyến mới, kỷ nguyên ưu tiên trải nghiệm người dùng và sự cải tiến không ngừng. Tương lai của phát trực tuyến hỗ trợ AI nằm ở các nền tảng có thể dự đoán sở thích cá nhân, cung cấp nội dung được thiết kế riêng, làm mờ ranh giới giữa trải nghiệm xem truyền thống và trải nghiệm tương tác".

VnEconomy
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang