Giữ vững bản sắc trước biến động thị trường

Giữ vững bản sắc trước biến động thị trường

Trải qua không ít thử thách cam go của biến động thị trường, thương hiệu Tôn Đông Á có lợi thế cạnh tranh đa dạng, tạo điều kiện để Công ty phát triển bền vững.


Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thanh Trung - chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần Tôn Đông Á - trong việc chủ động điều tiết chiến lược kinh doanh, giữ vững tỉ lệ vàng giữa thị trường xuất khẩu và nội địa.

Giữ vững bản sắc trước biến động thị trường - Ảnh 1.

Sản phẩm Tôn Đông Á giữ vị thế và được tin dùng bởi chất lượng đúng thông tin công bố. Ảnh: K.HUYÊN

Diễn biến khó lường thị trường tôn thép

Cạnh tranh là quy luật, có cạnh tranh thì mới phát triển nên chúng tôi không ngại cạnh tranh. Nhưng điều tôi quan tâm nhất vẫn là môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng. Khi các doanh nghiệp, kể cả trong nước và FDI, nếu được cạnh tranh công bằng thì nội lực ai mạnh, ai làm tốt sẽ được thị trường tin dùng” - Ông Nguyễn Thanh Trung (Công ty Cổ phần Tôn Đông Á)

Thị trường ngành tôn thép luôn tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp trong nước, nhập khẩu và tiềm ẩn những biến động từ các thị trường xuất khẩu. Nhiều năm qua, sản lượng thép mạ ồ ạt nhập khẩu từ Trung Quốc khiến "miếng bánh" thị trường nội địa ngày càng thu hẹp cho các DN Việt. Theo thống kê, có khoảng 2 triệu tấn thép mạ được nhập về trong khi đó thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 4 triệu tấn.

Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, năm 2018 tiếp tục là năm ngành thép phải gồng mình ứng phó với những nỗi "khó trăm bề". Khó khăn ấy ập đến ngay từ đầu năm với sức ép cạnh tranh, hàng giả hàng nhái tại thị trường nội địa.

Không dừng lại ở đó, vừa qua Chính phủ Mỹ áp dụng điều khoản 232 đối với ngành thép nói chung và thép mạ nói riêng, đối với Việt Nam phải chịu thuế suất 25%. Điều này tạo áp lực lớn đối với thị trường xuất khẩu bởi không chỉ riêng thị trường Mỹ, chính sách này cũng tạo tiền lệ cho các nước khác điều chỉnh chính sách gây khó cho DN xuất khẩu thép từ VN.

Diễn biến khó lường, thay đổi nhanh chóng khiến không ít doanh nghiệp "thấm đòn" do ứng phó không kịp. Hàng xuất gặp khó trong khi thị trường nội địa cũng chông gai không kém bởi thị phần nhỏ cùng sự cạnh tranh thiếu lành mạnh tạo ra thế gọng kìm khiến doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị bóp nghẹt. Để tồn tại, sẽ có những doanh nghiệp buộc phải thay đổi chiến lược, thậm chí thay đổi cả "bản sắc" của mình.

Khó khăn chung, Tôn Đông Á không nằm ngoài gọng kìm ấy. "Những lúc bão tố như thế này mới biết được sinh lực và trí lực của doanh nghiệp tới đâu!" – Ông Trung chia sẻ.

Theo ông Trung, sinh lực của doanh nghiệp cho thấy sức chịu đựng, chống chọi của họ trước khó khăn. Nếu sinh lực yếu, doanh nghiệp lập tức bị hạ gục, khá hơn một chút thì kéo dài thêm nhưng với những khó khăn dai dẳng, doanh nghiệp cũng dần buông tay đầu hàng. Trí lực là việc doanh nghiệp nhanh chóng chuyển biến để thích ứng thị trường, vẫn đảm bảo tồn tại mà không mất đi "bản sắc" đã được xác lập trước đó.

Giữ vững bản sắc trước biến động thị trường - Ảnh 3.

Không bỏ trứng vào một giỏ

Theo lãnh đạo Tôn Đông Á, việc giữ tỷ lệ vàng cân bằng giữa thị trường xuất khẩu và nội địa giúp Công ty chủ động ứng khó, xoay chuyển, giữ thế đứng vững trên hai chân. Cụ thể, tỷ lệ 40/60 giữa tiêu thụ nội địa với xuất khẩu được lãnh đạo Công ty đề ra và giữ vững.

"Tỷ lệ này chỉ xê dịch tối đa trong khoảng 5%, do đó nếu thị trường có những tác động xấu chúng tôi vẫn chủ động ứng phó kịp thời do không quá lệ thuộc vào thị trường nào. "Không bỏ trứng vào một giỏ" - Yếu tố then chốt về thị trường này giúp luôn giữ vững bản sắc và niềm tin của người tiêu dùng" - ông Nguyễn Thanh Trung khẳng định.

Hiện nay, Tôn Đông Á là một trong những doanh nghiệp sản xuất thép lá mạ tại Việt Nam với sản lượng bán hàng năm 2017 là hơn 480.000 tấn. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu của TDA năm 2017 chiếm 45% với doanh thu hơn 200 triệu USD. Ngoài thị trường Mỹ, TDA còn tham gia xuất khẩu vào nhiều thị trường khác như EU, Úc và ASEAN .

Từ năm 2013, Công ty quyết định đầu tư nhà máy mới tại KCN Đồng An 2, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương với các công nghệ và dây chuyền thiết bị máy móc hiện đại nhất của ngành cán - mạ thép tấm từ các công ty hàng đầu thế giới như: Danieli Wean United, Tenova (Italy), Nippon Steel Sumikin & Engineering (Japan), Fata Hunter (USA)…

Theo Tuổi trẻ

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang