Hội thảo đảm bảo tài chính bền vững cho doanh nghiệp

Hội thảo đảm bảo tài chính bền vững cho doanh nghiệp

Chiều nay (23/5), MB Bank và Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh cấp cao của Trường Đại học Hawaii (VEMBA) phối hợp tổ chức chương trình Đảm bảo bền vững tài chính cho doanh nghiệp.


Sự kiện quy tụ các chuyên gia, chủ doanh nghiệp hàng đầu lĩnh vực tài chính và kinh doanh sẽ mang tới nhiều ý tưởng và giải pháp cho những doanh nhân đang trên con đường khởi nghiệp.

Các diá»n giả trong phiên tá»a Äàm.

Các diễn giả trong phiên tọa đàm (Từ trái sang): Ông Đinh Như Tuynh Trưởng bộ phận SME của MBBank,GS.Eric Mais, ông Lưu Trung Thái Phó Chủ tịch HĐQT MBBank, ông Đinh Đức Thắng CEO Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần nhựa OPEC và ông Bùi Tuấn Minh Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam.

Tại đây, Giáo sư tài chính Eric Mais từ chương trình VEMBA đã có bài thuyết trình trao đổi trên hai vấn đề chính mà theo ông là vô cùng quan trọng, là yếu tố sống còn cho các start-up. “Đầu tiên là vấn đề dòng tiền và tiếp theo là vấn đề nghiên cứu thị trường đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với các start-up”- ông Eric cho biết. 

Điểm nhấn của buổi chương trình lần này là phiên tọa đàm chia sẻ và trả lời những thắc mắc của những khán giả đã tới tham dự chương trình. Phần tọa đàm bao gồm các diễn giả: Ông Đinh Như Tuynh Trưởng bộ phận SME của MBBank,GS.Eric Mais, ông Lưu Trung Thái Phó Chủ tịch HĐQT MBBank, ông Đinh Đức Thắng CEO Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần nhựa OPEC và ông Bùi Tuấn Minh Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam.

Ông Lưu Trung Thái đã đặt câu hỏi cho GS. Mais liên quan đến việc "Làm thế nào để biết rằng một dự đoán, một BCTC của các start - up đang kêu gọi đầu tư là đáng tin trong quá trình xem xét có đáng đầu tư hay không?". Để trả lời cho câu hỏi này, GS.Mais cho biết, đối với các công ty tư nhân, chúng ta gặp ban điều hành doanh nghiệp và thảo luận về dự báo tài chính. Thông thường số liệu start-up cung cấp là rất quan trọng. Nhưng khi nhìn số liệu cần đặt câu hỏi, liệu số liệu dự báo nó có hợp lý, từ đó chúng ta kết hợp so sánh với phân tích của nhà đầu tư.

"Tôi đưa ra cách tiếp cận khác, trong giai đoạn đầu nhà đầu tư sẽ xem xét đặc tính, trình độ, uy tín của ban điều hành, trung thực trong việc cung cấp số liệu, uy tín tuân thủ quy định tạo ra mức độ tin cậy cho doanh nghiệp" - GS.Mais cho biết.

GS.Mais nhấn mạnh,  ban điều hành ldoanh nghiệp là rất quan trọng bởi "Nếu là doanh nghiệp mới, chưa có lịch sử, chưa kiểm tra đc uy tín của chủ doanh nghiệp đặc biệt đối với những nhà đầu tư mạo hiểm, thường họ đặt yếu tố của ban điều hành rất quan trọng". 

Liên quan đến câu hỏi cách tiếp cận vốn của doanh nghiệp với ngân hàng, ông Đinh Như Tuynh cho biết, "Với góc độ ngân hàng, nếu như loại trừ các yếu tố về mặt môi trường, chính sách v.v... thì yếu tố dòng tiền là yếu tố ngân hàng quan tâm nhất", ông Tuynh khẳng định.

Như vậy một lần nữa vấn đề dòng tiền đã được nhắc lại lần nữa, cho thấy đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp và đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs và start-up.

Cho dù quy mô doanh nghiệp có lớn đến mấy nếu mà dòng tiền không chuẩn theo tính toán thì doanh nghiệp nguy cơ phá sản cao. Vì vậy ngân hàng rất quan tâm yếu tố dòng tiền. Về cơ bản, dòng tiền chính là các chính sách của doanh nghiệp đó, chính sách bán hàng, chính sách về giá, chi phí khác của doanh nghiệp. Và khi tính toán được dòng tiền thì yếu tố từ phía ngân hàng rất mong muốn làm sao có thật nhiều thông tin để tính toán được dòng tiền về chuẩn. Và dòng tiền đó là cơ sở trả được khoản đầu tư của ngân hàng cho doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng trả được nợ cho ngân hàng. 

"Bên cạnh đó, còn xem xét đến chỉ số "đốt tiền" là chi phí so với doanh thu dự kiến của doanh nghiệp. Nếu chi phí lớn quá so với doanh thu dự kiến của doanh nghiệp hoặc doanh thu kế hoạch không về đủ thì rõ ràng rằng, góc độ độ ngân hàng và nhà đầu tư sẽ đánh giá khoản đầu tư đó khó thanh khoản" ông Tuynh cho biết thêm.

Kết thúc phần thảo luận, là phần chia sẻ của ông Lưu Trung Thái sau khi kết thúc Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh cấp cao VEMBA. Theo đó, ông Thái cho biết, lượng kiến thức sau 2 năm theo học chương trình VEMBA là rất lớn, bản thân ông chỉ có thể tiếp nhận được khoảng 30-40% lượng kiến thức mà các giảng viên Đại học Hawaii cung cấp, tuy nhiên với lương kiến thức đó cũng đã là quá đủ. Chương trình đã cung cấp rất nhiều những khái niệm cơ bản nhất, và rất bổ ích cho việc quản trị kinh doanh. 

Theo enternews

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang