Hội thảo “Văn hóa Doanh nghiệp và Đạo đức kinh doanh”

Hội thảo “Văn hóa Doanh nghiệp và Đạo đức kinh doanh”

Hội thảo do Báo Văn Hóa (Bộ VHTTDL) phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức sáng nay 5.12 tại Hà Nội.


Đây là một hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm Báo Văn Hoá ấn hành số báo đầu tiên. Đồng thời, tạo diễn đàn với sự trao đổi thẳng thắn, đa chiều về văn hóa, đạo đức, trách nhiệm xã hội, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tạo môi trường thuận lợi nhằm cải tạo, xây dựng và phát huy văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thuỷ khẳng định: “Chưa bao giờ các doanh nghiệp, doanh nhân được quan tâm như hiện nay và cũng chưa bao giờ vấn đề văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh lại được chú trọng như bây giờ”.

Thứ trưởng hoan nghênh Báo Văn Hóa đã có ý tưởng và phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức hội thảo, đồng thời lưu ý, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng và phát triển nền tảng văn hóa như một thành tố cốt lõi quyết định thành công. Xây dựng thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp gắn với những giá trị truyền thống tốt đẹp; phát huy các yếu tố tích cực, đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, vì mục tiêu phát triển bền vững.

Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ phát biểu khai mạc Hội thảo

Chủ toạ Hội thảo

PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh- Chủ tịch HĐCV BCSI

TS Nguyễn Minh Phong, Phó Vụ trưởng, Phó Ban Tuyên truyền lý luận-Báo Nhân dân

Mr .Johan Alvin- Trưởng Ban Thương Mại, Đại sứ quán Thụy Điển.

Bà Phùng Thu Trang, Trưởng ban truyền thông, Công ty  CP Viễn thông FPT.

Ông Trần Nhật Tân, Phó phòng nghiên cứu Vibiz

TS Phan Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT Tâm Việt Group 

 Đông đảo các đại biểu tham dự Hội thảo

 Phát biểu đề dẫn, bà Chu Thị Thu Hằng, Tổng Biên tập Báo Văn Hóa nhấn mạnh, văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh đã và đang trở thành một nhân tố có tác động tới mọi khía cạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, câu chuyện đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp càng có ý nghĩa thời sự khi gần đây liên tiếp xảy ra những scandal khiến dư luận bức xúc, điển hình như vụ việc công ty mỹ phẩm có nhiều người nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu bị phát hiện lô hàng 11 tỷ đồng không rõ nguồn gốc. Cho đến vụ Khaisilk thì đã thực sự gióng lên hồi chuông cảnh báo một bộ phận doanh nhân, doanh nghiệp sẵn sàng vì lợi nhuận mà đánh đổi tất cả. 

“Điều đó cũng cho thấy, đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp không phải là câu nói cửa miệng để khoe mẽ mà gắn liền với lợi nhuận, triết lý kinh doanh, sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp…”, bà Hằng chia sẻ.

Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, doanh nghiệp hiện nay đang gánh vác sứ mệnh phát triển nền kinh tế của đất nước trong bối cảnh hội nhập. Bản thân mỗi doanh nghiệp phải đề cao đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, doanh nghiệp, rèn luyện ý chí, nghị lực và tinh thần yêu nước để phát triển doanh nghiệp của mình bền vững.Trên diễn đàn này,các doanh nhân, doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế cũng đã bàn luận về văn hoá, văn hoá doanh nghiệp, văn hoá tiêu dùng và xu hướng doanh nghiệp “nhân văn” trên thế giới cũng như sự chuyển mình của doanh nghiệp Việt Nam. Hội thảo cũng là cơ hội để các đại biểu thảo luận các vấn đề liên quan đến hoàn thiện thể chế, tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp, cùng với đó là tăng cường phổ biến pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế tới từng doanh nghiệp nhằm ngăn chặn, trừng phạt những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gian lận, làm ăn phi pháp, phi văn hoá gây tổn hại tới các doanh nghiệp.

Chương trình được tổ chức với sự hỗ trợ và đồng hành của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PVGAS), Công ty TNHH MTV My Health và Trung tâm Thông tin Kinh tế VIBIZ.VN.

Theo Báo Văn Hóa

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang