Khởi động và đào tạo Dự án “Tiết kiệm năng lượng cho ngành Công nghiệp Việt Nam”

Khởi động và đào tạo Dự án “Tiết kiệm năng lượng cho ngành Công nghiệp Việt Nam”

Bởi: Lý Gia Trang

Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ Công thương đã phối hợp tổ chức hội thảo khởi động dự án nhằm hỗ trợ cho những nỗ lực của các doanh nghiệp công nghiệp trong việc áp dụng các kỹ thuật và thông lệ về tiết kiệm năng lượng sáng nay 5/3 tại Hà Nội.

 

Nguồn:PV

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng khẳng định, năng lượng và an ninh năng lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Thứ trưởng cũng thẳng thắn nhìn nhận, tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện toàn quốc trong các giai đoạn tới mặc dù sẽ giảm đáng kể so với trước đây nhưng vẫn ở mức rất cao nếu so sánh với các nước trên thế giới. Cụ thể là 10,6%/năm (giai đoạn 2016 - 2020), 8,5%/năm (giai đoạn 2021-2025) và 7,5%/năm (giai đoạn 2026 - 2030).

Kết quả hình ảnh cho dự án tiết kiệm năng lượng ngành công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, Dự án “Tiết kiệm năng lượng cho ngành Công nghiệp tại Việt Nam” đã chính thức có hiệu lực từ ngày 29 tháng 12 năm 2017 và sẽ được thực hiện đến tháng 7 năm 2022.

Do đó, ông cho rằng đầu tư vào các giải pháp tiết kiệm năng lượng có thể làm giảm đáng kể nhu cầu tiêu dùng năng lượng đang rất cao như hiện nay; chi phí đầu tư chỉ bằng ¼ chi phí đầu tư thêm nguồn cung cấp mới.

Dự án “Tiết kiệm năng lượng cho ngành Công nghiệp tại Việt Nam” ra đời trong nỗ lực của Bộ Công Thương và WB trong việc hỗ trợ thực hiện tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành công nghiệp trọng điểm, hướng tới việc cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng ngành công nghiệp trong mục tiêu chung của quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng như giảm cường độ năng lượng của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo tồn nguồn tài nguyên năng lượng quốc gia. Có thể thấy đây là một trong những nỗ lực mạnh mẽ của Bộ Công Thương và WB trong việc hỗ trợ thực hiện tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành công nghiệp trọng điểm.

Thông tin từ ban tổ chức cho biết, dự án có tổng kinh phí 158 triệu USD, trong đó vốn vay từ Ngân hàng Tái thiết và phát triển quốc tế là 100 triệu USD để hỗ trợ đầu tư cho các dự án tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp và 1,7 triệu USD vốn vay từ Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) để thực hiện các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cần thiết trong quá trình thực hiện dự án.

Phần vốn còn lại của dự án đến từ Chính phủ Việt Nam, các định chế tài chính và các doanh nghiệp công nghiệp. Dự án đã chính thức có hiệu lực từ ngày 29/12/2017 và kéo dài đến hết tháng 7/2022.

Với dự án này, các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận một nguồn vốn mới để đầu tư cho các công nghệ tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa sản xuất; giúp giảm tiêu thụ năng lượng và chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.

PV
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang